Ăn mặn: Thói quen nguy hiểm cho tim
“Kẻ thù số một” của trái tim
Ăn mặn đã là thói quen của rất nhiều người và đó cũng là nguyên nhân chính gây bệnh cao huyết áp. TS-BS Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng Phòng Dinh dưỡng cộng đồng, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, giải thích khi ăn nhiều muối, chúng ta đã vô tình đưa nhiều natri vào trong cơ thể. Tuy natri rất quan trọng cho cơ thể nhưng khi hàm lượng natri trong máu tăng, thận sẽ phải làm việc không ngừng để lọc máu.
Nếu lượng natri trong máu cao vượt khả năng lọc của thận, sẽ làm gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch. Hậu quả là nước sẽ di chuyển vào bên trong lòng mạch theo áp lực thẩm thấu gây tăng thể tích máu. Điều này dẫn đến tăng huyết áp và tăng gánh nặng hoạt động của tim, nghĩa là tim phải bơm một lượng máu lớn hơn bình thường với áp lực cao, về lâu dài sẽ dẫn đến suy tim.
Do đó, việc cắt giảm đi số lượng muối không cần thiết mà chúng ta ăn hằng ngày sẽ giúp chúng ta tránh mắc phải những bệnh lý về tim mạch. Kết quả của một nghiên cứu gần đây của Trường Đại học California (Mỹ) cho thấy nếu khi còn trẻ chúng ta giảm sử dụng khoảng 3.000 mg muối ăn/ngày thì khi về già có thể giảm được 30% - 43% nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy, nếu giảm ăn muối suốt thời gian khi còn trẻ đến 50 tuổi thì sẽ giảm 7% - 12% nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, giảm từ 8% - 14% nguy cơ mắc bệnh tim và giảm từ 5% - 8% nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
Ăn bao nhiêu muối là vừa?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để giữ sức khỏe tốt, một người bình thường không nên ăn quá 6 g muối/người/ngày (tương đương 1 muỗng cà phê muối). Cần lưu ý lượng muối cho phép ăn vào ở đây không chỉ là muối ăn mà còn là muối ẩn chứa trong các thực phẩm khác. Trong khi đó, Viện Dinh dưỡng cho biết người Việt Nam hiện nay đang dùng muối lên đến 18-22 g/người/ngày, cao gấp 3 lần so với khuyến cáo.
Sở dĩ có tình trạng trên là bởi từ xa xưa, người Việt Nam đã quen dùng muối để tạo các gia vị mặn như nước mắm, nước tương, tương, chao,… và dùng muối để bảo quản thức ăn tránh hỏng như các loại mắm, khô cá, các loại rau cải muối chua,… Bên cạnh đó, theo xu hướng của cuộc sống hiện đại, chúng ta lại sử dụng nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa lượng muối cao gấp đôi so với lượng muối dùng trong thức ăn chế biến tại gia đình mà chúng ta thường ít để ý đến.
Vì vậy, giảm lượng muối ăn hằng ngày trong món ăn, vừa giữ gìn sức khỏe mà vẫn vừa cảm thấy ngon miệng đang là mối quan tâm của nhiều người. Theo BS Minh Hạnh, để làm được điều này, chúng ta phải tập dần dần, không thể giảm đột ngột (trừ các trường hợp bị các bệnh lý mà bác sĩ chỉ định phải ăn nhạt). Chúng ta nên bắt đầu giảm muối từng bước một như: chọn các loại nước chấm có công thức giảm mặn, pha loãng thay vì ăn nguyên chất, nêm thức ăn nhạt hơn thói quen ăn uống bình thường, hạn chế các món chế biến mặn, thực phẩm chế biến sẵn…
Đồng thời, các bà nội trợ có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của gia đình mình bằng cách tích cực tìm hiểu các cách chế biến món ăn lành mạnh mà không cần dùng nhiều muối. Cả gia đình nên ăn giống nhau và cùng giảm muối, chứ không kiêng riêng cho một người vì sẽ khó thực hiện. Các bà mẹ cũng nên tập cho trẻ thói quen ăn ít muối ngay từ nhỏ để hình thành thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe.
Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau đại dịch Covid-9, chúng ta sẽ phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm là sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra, còn có chấn thương do tai nạn thương tích.
Ngày Tim mạch Thế giới năm 2024: Dùng trái tim để hành động
Bệnh tim mạch là kẻ giết người số một thế giới, gây ra hơn 20,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu. Trong số những trường hợp tử vong vì bệnh tim mạch có 85% trường hợp là do bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não (ví dụ như đột quỵ) và hầu hết ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Thói quen ăn sáng tốt nhất cho tim mạch
Bạn chỉ cần thêm 1 quả trứng vào bữa sáng sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Các dấu hiệu ở tay cảnh báo tim bất ổn
Ngón tay bị quặp, lòng bàn tay đổi màu đỏ lấm tấm hoặc nổi cục là biểu hiện khác thường mà bạn nên để ý.
Cách kiểm soát bệnh tim mạch mùa lạnh
Nhiều nghiên cứu đã kết luận thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ cơn đau tim. Đặc biệt là khi lao động ngoài trời trong mùa đông giá rét càng làm tăng nguy cơ phát triển cơn đau tim cấp tính.
Người có bệnh về tim mạch có thể gặp nhiều biến chứng nếu mắc Covid-19
Covid-19 là một căn bệnh mới với nhiều biểu hiện phức tạp mà các nhà khoa học chưa biết đến.
Hướng dẫn người bị bệnh tim mạch "phòng vệ trái tim" trước COVID-19
COVID-19 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp mà còn gây rối loạn chức năng tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị tổn thương tim mạch nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những dấu hiệu cảnh báo tim hoạt động không bình thường
Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh tim, mà còn là dấu hiệu rất phổ biến cảnh báo căn bệnh này.
Giải pháp phòng và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tăng huyết áp
Theo thống kê, tại Châu Á, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp, đây cũng là tác nhân chính dẫn tới các bệnh lý về tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025