Ăn nhiều thịt xông khói dễ bị ung thư?
TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, phó giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM:
Nguy cơ là có thật!
Thịt hoặc cá khi được chế biến ở nhiệt độ cao (nướng, chiên) sẽ hình thành chất heterocyclic amines (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs), là những chất có khả năng gây ung thư khi thí nghiệm trên động vật.
Đối với con người, các khảo sát cộng đồng cho thấy những người thường xuyên ăn thịt chế biến bằng cách chiên, nướng ở nhiệt độ cao hoặc xông khói có nguy cơ cao bị các bệnh ung thư. Ngoài ra, môi trường sống nhiều khói bụi, khói thuốc lá cũng tạo nhiều chất PAHs.
Người ta thường sử dụng nitrite hoặc nitrate để bảo quản thịt khỏi hỏng. Bản thân các chất này không gây ung thư nhưng trong những điều kiện nhất định (chế biến ở nhiệt độ cao), chất nitrite và nitrate có thể kết hợp với axít amin của thịt để tạo thành các hợp chất như nitrosamine và nitrosamide là các chất có nguy cơ gây ung thư.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều muối có nguy cơ cao ung thư dạ dày và tăng huyết áp.
Tất cả các yếu tố này làm tăng nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng. Do đó, tốt nhất là không nên dùng quá thường xuyên thịt nướng, chiên, xông khói...
ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc, hội Dinh dưỡng lâm sàng TP.HCM:
Nên ăn đổi món, nấu đa dạng
Theo báo cáo của quỹ Nghiên cứu ung thư thế giới, thịt muối xông khói (còn gọi thịt hun khói, thịt xông khói) và các loại thịt chế biến sẵn khác đều làm tăng nguy cơ ung thư đường ruột trong suốt cuộc đời. Cụ thể, ăn nhiều thịt chế biến sẵn sẽ làm tăng 20% nguy cơ ung thư ruột; ăn thường xuyên thịt muối, thịt xông khói cũng kích thích các loại ung thư khác phát tác như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư thực quản…
Một số nghiên cứu khoa học còn nhận định hàng ngàn trường hợp ung thư ruột có thể được ngăn chặn nếu mỗi người ăn ít hơn 70g thịt chế biến sẵn mỗi tuần, tương đương ba lát thịt xông khói, thịt muối. Ngoài ra, cũng có nghiên cứu cho thấy những người ăn loại thực phẩm này ít nhất 14 lần trong một tháng dễ bị mắc chứng COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), nguyên nhân chủ yếu bởi chất nitrite được cho vào thịt với nồng độ cao để bảo quản, ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây bệnh và giữ màu cho thịt.
Để phòng tránh nguy cơ trên, mỗi người nên ăn đổi món mỗi ngày. Cách nấu nướng cũng nên đa dạng, không ăn thường xuyên món thịt ram hay thịt nướng mà nên thay đổi thịt luộc, kho, hầm, xào, thịt xay nhồi đậu hũ hay cà chua... Nếu ăn thịt ram hay thịt nướng thì cũng chỉ nên làm vừa chín, tránh chiên hay nướng quá lâu, làm thịt chuyển màu nâu đậm hay đen sẽ phát sinh nhiều chất gây ung thư.
Khi chế biến món ăn cũng nên lưu ý lọc bỏ các phần mỡ trong thịt trước khi nấu, bởi chất béo góp phần gây béo phì và ung thư. Đối với thịt tự nấu, chỉ nên ăn không quá 500g/tuần để giảm thiểu nguy cơ ung thư đường ruột. Ngoài ra, trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn có món thịt ram, nướng, xông khói… nên ăn kèm thực phẩm nhiều chất xơ (rau củ quả) và thực phẩm chứa nhiều vitamin C (trái cây) để giúp trung hoà hay ức chế hình thành các chất gây ung thư nội và ngoại sinh.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030