Ăn Tết xa xỉ, coi chừng nhồi máu cơ tim!
Từ bàn nhậu đến… bệnh viện
Một thứ không thể thiếu trong ngày Tết chính là rượu. Đến Tết lại… “zô”, hết ngày này qua ngày khác. Tuy nhiên “chén chú, chén anh” ngoài vui vẻ ra lại có tác hại kích thích cơ tim, làm tăng huyết áp và nhịp tim. Và thực tế cho thấy, sau những đợt nghỉ kéo dài số người bị bệnh tim mạch và tử vong do tim mạch tăng cao.
Uống nhiều rượu trong một thời gian dài ngoài gây các bệnh gan, dạ dày, có thể gây ra các biến chứng tim mạch trầm trọng như: suy tim, ứ huyết, tăng huyết áp, tai biến mạch não, rối loạn nhịp tim và... đột tử. Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp phải chuyển từ bàn nhậu qua… bàn mổ.
Tỷ lệ thuận với rượu là lượng tiêu thụ thuốc lá tăng vọt vào những ngày Tết. Hút thuốc lá càng làm tăng nguy cơ tim mạch cao hơn vì nó làm rối loạn chức năng điều hòa mạch máu (vận mạch), hoạt hóa tiểu cầu, tăng đông máu, tăng huyết áp và nhịp tim, khởi phát và thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch tiến triển. Tiết trời lạnh vào dịp Tết cũng làm tăng số lượng tiểu cầu, tăng hồng cầu và độ nhớt của máu làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi.
Ăn uống “tẹt ga” có thể bị nhồi máu cơ tim
Trong những ngày Tết, các món ăn nhiều đạm, nhiều mỡ, nhiều dầu chiên, bánh ngọt... là những món khoái khẩu, nhưng cũng dễ gây tăng cân, tăng cholesterol máu, mầm mống của bệnh tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy một bữa ăn có nhiều chất béo có thể dẫn đến rối loạn chức năng trong lòng động mạch từ 6-12 giờ sau khi ăn. Rối loạn chức năng đó làm co thắt tim. Vì vậy, nếu với người đã bị xơ vữa mạch máu thì có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Để tránh tăng cân trong những ngày Tết, cần hạn chế ăn những món ăn nhiều mỡ, chia bữa ăn chính ra thành nhiều bữa nhỏ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn uống vừa phải, không quá no và tích cực ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc; tránh thức ăn chế biến sẵn; dùng dầu ăn thay vì dùng mỡ động vật để tránh chất béo bão hòa.
Stress - giết người “không dao”
GS. TS Phạm Gia Khải đang khám cho 1 bệnh nhân
Theo GS TS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam, stress cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các bệnh về tim, mạch. Dịp Tết, sinh hoạt mất cân bằng, đi chơi cả ngày hay thức khuya, ăn ngủ không điều độ, lại hay dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu... khiến nguy cơ tăng huyết áp, trụy tim mạch lại càng tăng lên. Không chỉ vậy, tinh thần phấn chấn quá hoặc tranh cãi trong gia đình cũng khiến những người bệnh tim mạch nguy hiểm.
Bên cạnh đó, nhiều người còn bị căng thẳng do áp lực tài chính như mua quà tặng, mua sắm đồ Tết, chi phí du lịch, giải trí, trang trí nhà cửa… cũng là nguyên nhân gây ra sự căng thẳng. Nhiều nghiên cứu cho thấy trầm cảm và đau buồn cũng có thể ảnh hưởng xấu đến trái tim của bạn.
Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau đại dịch Covid-9, chúng ta sẽ phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm là sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra, còn có chấn thương do tai nạn thương tích.
Ngày Tim mạch Thế giới năm 2024: Dùng trái tim để hành động
Bệnh tim mạch là kẻ giết người số một thế giới, gây ra hơn 20,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu. Trong số những trường hợp tử vong vì bệnh tim mạch có 85% trường hợp là do bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não (ví dụ như đột quỵ) và hầu hết ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Thói quen ăn sáng tốt nhất cho tim mạch
Bạn chỉ cần thêm 1 quả trứng vào bữa sáng sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Các dấu hiệu ở tay cảnh báo tim bất ổn
Ngón tay bị quặp, lòng bàn tay đổi màu đỏ lấm tấm hoặc nổi cục là biểu hiện khác thường mà bạn nên để ý.
Cách kiểm soát bệnh tim mạch mùa lạnh
Nhiều nghiên cứu đã kết luận thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ cơn đau tim. Đặc biệt là khi lao động ngoài trời trong mùa đông giá rét càng làm tăng nguy cơ phát triển cơn đau tim cấp tính.
Người có bệnh về tim mạch có thể gặp nhiều biến chứng nếu mắc Covid-19
Covid-19 là một căn bệnh mới với nhiều biểu hiện phức tạp mà các nhà khoa học chưa biết đến.
Hướng dẫn người bị bệnh tim mạch "phòng vệ trái tim" trước COVID-19
COVID-19 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp mà còn gây rối loạn chức năng tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị tổn thương tim mạch nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những dấu hiệu cảnh báo tim hoạt động không bình thường
Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh tim, mà còn là dấu hiệu rất phổ biến cảnh báo căn bệnh này.
Giải pháp phòng và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tăng huyết áp
Theo thống kê, tại Châu Á, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp, đây cũng là tác nhân chính dẫn tới các bệnh lý về tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025