Ăn uống hợp lý trong mùa nóng
Nguyên tắc chung cho những
người khó ăn hoặc không muốn ăn uống vào ngày nóng nực là phải đảm bảo nguồn
dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể qua con đường ăn uống, vì thế, không nên bỏ
bữa, đồng thời biết cân đối các nhóm thực phẩm cung cấp những dưỡng chất thiết
yếu.
![](/images/news/content_images/year2013/month7/7--an-uong-mua-nong-e4b37_1772013_21924.jpg)
Cụ thể, nhóm cung cấp gluxit
và vitamin B (chất đường bột) bao gồm gạo, ngô...; nhóm cung cấp chất đạm là
thịt, cá, tôm, trứng, sữa...; nhóm cung cấp vitamin, muối khoáng và chất xơ là
các loại rau quả xanh. Không nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo nhưng cũng
không hạn chế quá mức bởi chất béo giúp vitamin A hoà tan, phòng tránh cơ thể
thiếu vitamin A, dẫn đến khô mắt và khô da.
Với người cao tuổi, đậu phụ
là món ăn khá lý tưởng bởi thực phẩm này giàu dưỡng chất, có tác dụng thanh
nhiệt, giải độc và nhuận tràng. Có thể sử dụng đậu phụ dưới nhiều dạng như uống
sữa đậu nành, tào phớ hay sữa chua... Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều.
Với nhóm thực phẩm cung cấp
nguồn đạm, nên chọn các thức ăn như cua, trai, hến, tôm... Thức ăn này vừa cung
cấp protein, vừa bổ sung chất khoáng đã bị mất do cơ thể bài tiết qua đường mồ
hôi. Với các loại rau, nên chọn mồng tơi, rau ngót, rau sam, mướp, mướp đắng,
bí đao... là những loại rau mát bổ. Nên ăn nhiều các loại quả, tuy nhiên, tùy
vào cơ địa từng người mà chọn các loại quả cho phù hợp. Người có cơ địa nhiệt
tránh ăn các loại quả chứa nhiều đường như vải, xoài, dứa... mà nên sử dụng
cam, chanh, lê, nho, táo...
Mùa hè có nhiều loại nước
giải khát như các loại trà giải nhiệt, các loại nước ngọt, sôđa, nước khoáng...
Cần chú ý, khi cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi bạn không nên uống những loại nước
đá, bởi khi uống đồ uống lạnh cơ thể không bổ sung và điều tiết nhanh chóng
lượng nước và muối đã bị mất đi, ngược lại, còn làm loãng dịch dạ dày, giảm khả
năng diệt khuẩn của dịch vị, dẫn tới các vi sinh vật gây ra bệnh đường ruột như
tiêu chảy, lỵ. Hơn nữa nếu uống nhiều nước đá sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng thêm.
Đặc biệt, với những người mắc
bệnh đường ruột mạn tính thì càng phải có sự lựa chọn kỹ càng khi dùng các loại
thức ăn, đồ uống. Chẳng hạn, người mắc hen suyễn, viêm đại tràng, viêm dạ dày
thì không nên uống các đồ uống lạnh có vị chua; người mắc bệnh đái tháo đường
không sử dụng đồ uống lạnh có đường.
Sử dụng các loại nước ngọt có
gas, nước giải khát đóng chai, hộp để uống trong những ngày nắng nóng sẽ không
có lợi cho sức khỏe. Nguyên nhân là do các loại nước ngọt này chứa một lượng
đường khá cao, có khả năng làm tăng cân, béo phì và tăng huyết áp.
Ngoài ra, đường cung cấp
nhiệt năng cho cơ thể, gây nóng bức. Hơn nữa, nước ngọt có gas giúp cơ thể sảng
khoái và dễ chịu trong khi uống nhưng vì có tính kiềm nên làm trung hoà dịch
vị, giảm khả năng tiêu hoá dạ dày. Mùa hè, bạn có thể sử dụng các loại nước
canh đậu xanh, trà hoa cúc... có tác dụng giải nhiệt, giúp tinh thần sảng
khoái, phấn chấn.
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản