Anti vắc-xin hay là hành động gọi “thần chết” đến gần con mình hơn
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), anti vắc-xin nằm trong top 10 “mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu” năm 2019.
Theo các chuyên gia y tế khẳng định, trào lưu anti vắc-xin vô cùng nguy hiểm, có thể tạo điều kiện để dịch bệnh bùng phát, có thể khiến những đứa trẻ đang khỏe mạnh phút chốc bị tàn phế bởi những di chứng nặng nề của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch để phòng bệnh cho trẻ và cộng đồng. Ảnh: TM
Một trong những chiến thuật được các thành viên nhóm anti vắc-xin dùng nhiều nhất là đánh vào cảm xúc bằng những câu chuyện. Họ kể những trường hợp tai biến mà họ cho rằng do vắc-xin gây ra, nhằm khơi gợi thương cảm và từ đó che mờ lý trí của người đọc, khiến không phân định nổi đúng sai. Họ đưa ra bằng chứng cũng chỉ là những bằng chứng phân nửa để đánh lừa người đọc. Những cái nhìn nhận về vắc-xin chỉ theo một chiều mà không thấy tác dụng sâu xa của nó. Chưa kể trong các thông điệp họ gửi đi cho mọi người có nhiều sai sót cơ bản về thuật ngữ khoa học và kiến thức y khoa cơ bản, rất dễ khiến những người còn đang phân vân có nên cho con tiêm vắc-xin hay không hiểu sai về công dụng của vắc-xin.
Khi nhìn thấy những bài viết của nhóm anti vắc-xin có đến hơn 5 nghìn lượt share, ai đó sẽ chợt rùng mình nhẩm tính: nếu 5 nghìn lượt người share này là 5 nghìn người sẽ không tiêm phòng cho con mình, rồi mỗi người sẽ tác động thêm một người nữa thôi thì sẽ có hơn 10 nghìn đứa trẻ không được tiêm phòng. Quá đáng sợ!
Dựa trên báo cáo từ WHO, số liệu thống kê đưa trên Bloomberg cho thấy từ đầu năm 2018 đến nay, bệnh sởi đã gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu. Theo thống kê này, dịch sởi đang lây lan nhanh ở một số nước châu Á và châu Âu, ở châu Phi và Trung Đông. Ngay cả Mỹ, quốc gia có nền y tế tiên tiến cũng phải lo sợ trước dịch sởi. Theo WHO, trong năm qua, đã có khoảng 82.600 người tại 47 quốc gia châu Âu được thống kê (dân số gần 900 triệu người) đã mắc bệnh sởi. Đây được xem là mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Và trong số đó có 72 trường hợp đã tử vong.
Biến chứng của sởi tuy hiếm nhưng số người bị nhiễm tăng thì khả năng bị biến chứng cũng tăng theo. Biến chứng thần kinh thường gặp nhất của sởi là viêm não. Cứ 1.000 ca mắc sởi sẽ có từ 1 đến 3 người bị viêm não nguyên phát xảy ra trong giai đoạn phát ban và có 10% đến 15% trong số đó tử vong, 25% số người bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Cái chết đến với những người bị viêm não là do khi bị viêm, não sẽ sưng nề và to ra. Tuy vậy, não được chứa và bảo vệ bên trong hộp sọ vốn là một hộp xương rất cứng chắc nên không thể phình to ra theo nó được. Kết quả là nó sẽ nén phần thân não bên dưới. Thân não là vùng não chỉ huy những hoạt động duy trì sự sống còn cho cả cơ thể, trong đó bao gồm cả hoạt động hít thở và lưu thông máu. Khi bị đè ép quá mức nó sẽ ngừng hoạt động.
Không chỉ với bệnh sởi, năm 2018, một số quốc gia châu Âu cũng lên tiếng cảnh báo về nguy cơ gia tăng bệnh do sai lầm của người dân tin rằng việc tiêm chủng là không cần thiết. Đơn cử rõ nhất là bệnh ho gà.
Từ những năm 1980 trở lại đây, bệnh ho gà dường như đang có dấu hiệu bùng phát trở lại. Số lượng các ca mắc bệnh tăng nhanh trong vài năm qua, đặc biệt là ở Mỹ. Theo một bài báo được đăng trên tạp chí Các bệnh truyền nhiễm lâm sàng cho thấy, bệnh ho gà có tính chu kỳ tự nhiên và thời gian lặp lại thường từ 3 - 5 năm/lần. Nhưng trong một vài thập kỷ qua, chu kỳ này dường như được rút ngắn hơn và số trường hợp mắc bệnh cũng gia tăng đáng kể. Một số người cho rằng, nguyên nhân của điều này là do nhiều bậc cha mẹ đã nhất quyết không tiêm chủng cho con mình vì lo sợ những rủi ro và các phản ứng phụ.
Theo WHO, tiêm vắc-xin giúp loài người ngăn ngừa 2-3 triệu ca tử vong mỗi năm. Sẽ có thêm 1,5 triệu ca tử vong khác được ngăn ngừa nếu tình trạng vi phạm khuyến cáo tiêm chủng toàn cầu được cải thiện. Đó là sự do dự trước vắc-xin, hay theo cách gọi thông dụng là phong trào anti vắc-xin. “Sự do dự đối với vắc-xin - miễn cưỡng hoặc từ chối tiêm dù có sẵn vắc-xin đe dọa đảo ngược tiến trình giải quyết các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin” - WHO nhận định.
Tại nước ta, hẳn nhiều người vẫn chưa quên dịch sởi năm 2014, dịch bạch hầu năm 2015 xảy ra đều do không tiêm chủng. Và bệnh ho gà (một trong những bệnh có thể gây tử vong ở trẻ), mà Việt Nam từng khống chế tốt đang có dấu hiệu quay trở lại.
Có một sự thật không thể chối cãi là: Khi có những đứa trẻ phải chết vì dịch bệnh, thì những người truyền bá anti vắc-xin không ở đó để khắc phục, mà họ “lặn mất tăm”. Không biết với lương tâm của người cha người mẹ, họ có đau lòng khi thấy 1 ca tử vong, 1 đứa trẻ phải từ giã sự sống chỉ vì hành động ngang ngược của cha mẹ: anti vắc-xin.
Khi niềm tin mù quáng của cha mẹ: từ chối tiêm chủng để con được an toàn, rất dễ dẫn đến những cái kết đau lòng. Vì vậy hơn lúc nào hết, cha mẹ hãy là người thông thái, nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch để phòng bệnh.
Tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025
Trong 02 ngày 20 – 21/3/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí tổ chức lớp tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025 tại đơn vị và các Trạm Y tế trực thuộc.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Cẩm Phả
Thực hiện Kế hoạch số 327/KH-TTKSBT ngày 26/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh về Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025. Ngày 4/3, tại thành phố Cẩm Phả, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025.
Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Hạ Long
Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trong công tác cải thiện tình trạng dinh dưỡng, từ ngày 5 đến ngày 6/3, tại thành phố Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về "Nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025".
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
- Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
- Bệnh cúm mùa
- Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
- Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức hoạt động chào mừng 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- CDC Quảng Ninh: Tập huấn chuyên môn đảm bảo cho chiến dịch tiêm vắc xin phòng chống bệnh sởi an toàn, hiệu quả