Ba nguyên nhân đẩy Ấn Độ đến vực thẳm dịch bệnh
Biểu đồ số ca nhiễm theo ngày tại Ấn Độ kể từ 1/1/2021 đến ngày 23/2/2021. Ảnh: Our World In Data
Sagar Kishore Naharshetivar lái chiếc xe tải quanh miền nam Ấn Độ chở cha mình nằm phía sau với một bình oxy y tế.
Cha anh mắc Covid-19 và cần được điều trị khẩn cấp. Tuần qua, cả hai đã đến các bệnh viện tại ba thị trấn khác nhau, băng qua nhiều bang từ Maharashtra đến Telangana. Tất cả bệnh viện đều kín chỗ.
"Chúng tôi không thể tìm được giường cho ông ấy, nhưng cũng không thể đưa ông về nhà trong tình trạng này", Naharshetivar nói. Anh cho biết cả hai đã lái xe suốt 24 giờ. Nhìn lại cha mình, anh lo lắng: "Ông ấy sắp chết".
Ở thủ đô New Delhi cách đó 1.200 km, nhiều bệnh nhân Covid-19 tử vong trên cáng bên ngoài bệnh viện. Tại Gujarat, đầu kia đất nước, một người đàn ông khóc nức nở bên thi thể người thân trong bãi đỗ xe.
Trên biểu đồ, trong khoảng thời gian ngắn, kể từ tháng 3 đến tháng 4, đường biểu thị ca nhiễm tại Ấn Độ đột ngột dựng thẳng đứng theo trục tung, thay vì dốc thoải như các nước khác. Tình trạng này diễn ra ngay sau khi số trường hợp dương tính thấp kỷ lục hồi tháng 2. Các cuộc tranh luận về lý do khiến số ca nhiễm ở Ấn Độ tăng quá nhanh đồng loạt nổ ra.
Các chuyên gia chỉ ra ba nguyên nhân chính: sự chủ quan của cả chính phủ và cộng đồng, biến thể nCoV có đột biến kép và chương trình vaccine không hiệu quả.
Đầu tháng 2, Ấn Độ dường như đã kiểm soát được Covid-19. Số ca nhiễm theo ngày ở mức hơn 10.000 người - được coi là thấp đối với một đất nước 1,3 tỷ dân. Chính phủ chủ quan và không chuẩn bị trước cho một kịch bản tồi tệ có thể xảy ra.
"Cả công chúng lẫn những nhà hoạch định chính sách đều chung một niềm tin, rằng Ấn Độ sẽ không có làn sóng Covid-19 thứ hai. Tiếc thay, điều này khiến họ buông lỏng cảnh giác. Rõ ràng là quyết định mở cửa du lịch, tiến hành bầu cử, hội họp tôn giáo và đám cưới đã dẫn đến nhiều cụm siêu lây nhiễm", tiến sĩ K. Srinath Reddy, chuyên gia dịch tễ, y tế cộng đồng, cố vấn chính phủ về đại dịch, nhận định.
Khi số ca nhiễm giảm từ tháng 9/2020 đến giữa tháng 2/2021, chính phủ Ấn Độ phớt lờ cảnh báo về đợt bùng phát thứ hai. Trong khi thực tế, biến thể nCoV được phát hiện từ hồi tháng 1, theo báo cáo của truyền thông địa phương.
Sau làn sóng Covid-19 đầu tiên, các bệnh viện tập trung xử lý các ca bệnh khác từng bị bỏ quên. Nhiều chuyên gia cho rằng Ấn Độ đã lỡ mất thời điểm vàng để củng cố hệ thống y tế của cả nước.
Tháng 3, vài tuần trước đợt bùng phát mới, Bộ trưởng Y tế Harsh Vardhan tuyên bố Ấn Độ đang trong "giai đoạn cuối" của dịch Covid-19. Nước này bắt đầu xuất khẩu lượng lớn nguồn vật tư y tế. Ấn Độ phân phối lượng oxy y tế khổng lồ (tăng 738% sản lượng) cho nhiều quốc gia và cung ứng 193 triệu liều vaccine Covid-19.
Đến nay, đất nước đối mặt với tình trạng thiếu oxy và một chiến dịch tiêm chủng chậm chạp.
Sau một năm mệt mỏi vì Covid-19, người Ấn Độ hưng phấn thái quá về viễn cảnh miễn dịch cộng đồng khi dịch mới tạm lắng. Ngày 1/4, 3,5 triệu tín đồ Hindu giáo tụ tập ngâm mình tại bờ sông Hằng, bang Uttarakhand trong lễ hội Kumbh Mela hàng năm. Sự kiện sớm tạo ra cụm dịch siêu lây nhiễm. Sau vài tuần, nó đẩy số ca mắc mới theo ngày ở Uttarakhand tăng từ 30-60 (vào tháng 2) lên 2.000-2.500 (vào tháng 4).
Ở Bengal, bang đang bầu chính phủ mới, cuộc bỏ phiếu kéo dài từ ngày 27/3 đến ngày 29/4 thu hút đám đông tụ tập, một số nơi xảy ra biểu tình. Ngày 1/4, bang ghi nhận 12.000 trường hợp dương tính mới, con số dự kiến tăng lên 20.000 vào cuối tuần này.
Người dân Ấn Độ ngâm mình trên sông Hằng trong lễ Kumbh Mela ở Haridwar, ngày 14/4. Ảnh: Reuters
Các biến thể xuất hiện hàng loạt cũng khiến số ca nhiễm tại Ấn Độ tăng nhanh chóng. Tháng trước, Bộ Y tế thông báo đã phát hiện tổng cộng 771 biến thể, gồm cả biến thể Anh, Nam Phi, Brazil và B.1.617 có đột biến kép.
B.1.617 được cho là sẽ gây ra đợt bùng phát mới ở Bangladesh và Pakistan. Nhiều quốc gia như Mỹ, Canada và Anh khuyến nghị người dân không đi du lịch đến khu vực này.
Theo Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe, Đại học Washington, dữ liệu từ các xét nghiệm huyết thanh đại trà cho thấy nhiều người từng nhiễm các biến thể có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine.
Theo chuyên gia dịch tễ Rajib Dasgupta, chủ tịch Trung tâm Y học xã hội & Sức khỏe cộng đồng tại Đại học Jawaharlal Nehru, trong các đại dịch, làn sóng lây nhiễm thứ hai thường lớn hơn, nghiêm trọng hơn. Đây là xu hướng phát triển có tính lịch sử. Khi xuất hiện biến thể mới, các nhà khoa học cần điều tra yếu tố dịch tễ, chuyển các nguồn lực quan trọng đến khu vực bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, Rakesh Mishra, giám đốc Trung tâm Sinh học Tế bào và Phân tử, cho rằng hành vi của con người vẫn là nguyên nhân chính khiến dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ. Viện nghiên cứu của bà phát hiện biến thể mang đột biến kép chỉ gây ra khoảng 10% số ca nhiễm trên toàn quốc. Tại Maharashtra, nơi biến thể lây lan rộng rãi nhất, nó chỉ chiếm khoảng 30% số trường hợp dương tính.
Chiến dịch tiêm chủng của Ấn Độ cũng kém hiệu quả. Nỗi lo ngại của cộng đồng đối với vaccine tăng lên khi các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin về các ca nhiễm nCoV sau tiêm phòng. Hôm 20/4, chính phủ công bố dữ liệu cho thấy chỉ khoảng 0,03-0,04% người đã tiêm chủng xét nghiệm dương tính nCoV, song điều này không làm dịu nỗi lo ngại của một bộ phận dân cư.
Khi dịch bệnh tạm lắng, Ấn Độ đã chuyển 100 triệu liều vaccine đến các nước khó khăn. Tuần trước, chính phủ cho biết kho dự trữ quốc gia chỉ còn 27 triệu liều, đủ để tiêm thêm khoảng 9 ngày. Với hơn 1,3 tỷ người, Ấn Độ đã tiêm khoảng 132 triệu liều vaccine, tức là dưới 10% dân số đã tiêm một liều, khoảng 2% đã tiêm hai liều
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
- Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh