Bài tập dành cho người cao huyết áp
Bước tại chỗ với tạ
1. Đứng thẳng, hai tay cầm tạ buông dọc theo thân người.
2. Bước tại chỗ liên tục, giữ đầu gối thấp và tránh đung đưa cánh tay.
3. Làm liên tục trong 30 đến 60 giây rồi nghỉ một lát.
4. Thực hiện bài tập này 4 – 6 lần.
Bước tại chỗ cao chân


2. Bước tại chỗ, đầu gối nhấc cao. Để làm điều này, co đùi phải và cánh tay trái đồng thời cho đến khi đầu gối và khuỷu tay tạo thành góc 90o.
3. Trở lại tư thế ban đầu và lặp lại với đùi trái và cánh tay phải. Làm liên tục, thở bình thường và không được nín thở khi nâng tạ.
4. Tùy theo thể lực bắt đầu bằng 30 – 60 giây cho mỗi đợt bước. Sau đó, hạ nhịp độ bằng cách bước tại chỗ với hai tay cầm tạ buông dọc theo thân trong 30 – 60 phút nữa.
5. Thực hiện bài tập 4 – 6 lần.
Đứng lên ngồi xuống gấp khuỷu tay

2. Sau đó dừng, đứng hai chân rộng bằng vai và ngồi xổm 1/4, hai tay buông dọc theo thân.
3. Đứng lên đồng thời gấp cẳng tay vào cánh tay. Thở bình thường trong khi làm động tác này và không nín thở khi nâng tạ cả hai tay lên, sau đó buông hai tay trở lại dọc theo thân.
4. Tùy theo thể lực, bắt đầu bằng cách lặp lại 10 lần, sau đó tăng lên 20 lần.
5. Tiếp theo là bước tại chỗ, hai tay cầm tạ buông dọc theo thân người trong 30 – 60 giây.
6. Thực hiện bài tập 4 – 6 lần.
Đi bộ chùng gối

2. Chân phải bước một bước về phía trước, người hơi hạ thấp. Đồng thời, gấp khuỷu tay trái hoàn toàn cho đến khi tạ song song với sàn nhà. Quay trở lại tư thế ban đầu, buông cánh tay trái dọc theo thân. Làm lại với chân và tay bên kia. Thở bình thường trong khi thực hiện động tác này. Không nín thở khi nâng tạ.

4. Sau đó đi bộ tại chỗ, hai tay cầm tạ buông dọc theo thân trong 30 – 60 giây.
5. Thực hiện toàn bộ quá trình 10 – 20 lần cho mỗi chân và đi bộ tại chỗ 4 – 6 lần.
Cao huyết áp nguy hiểm với cả người béo và người gầy Mặc dù có những nghiên cứu trước đây gợi ý rằng cao huyết áp có lẽ nguy hiểm hơn cho người gầy, song nghiên cứu mới đây thấy rằng các nguy cơ bệnh tim mạch đều cao như nhau đối với cả người gầy, người thừa cân và người béo phì Nghiên cứu của Trường Y Feinberg, Đại học Tây Bắc, Chicago, Mỹ bao gồm 3.657 người không hút thuốc lá và không bị bệnh tim, tiểu đường hoặc ung thư trước khi nghiên cứu bắt đầu. Các đối tượng được chia thành 7 nhóm dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI) (thiếu cân, khỏe mạnh, thừa cân, béo phì và rất béo phì) và vòng eo dựa trên thông số đặc trưng sắc tộc, ví dụ đối với người châu Á vòng eo khỏe mạnh hoặc ‘tối ưu” là dưới 90cm ở nam giới và dưới 80cm ở nữ giới. Kết quả cho thấy những người cân nặng bình thường, không bị huyết áp cao có nguy cơ bị các tai biến tim mạch như đau tim hoặc đột quị thấp nhất. Người béo phì không bị huyết cáo cao có nguy cơ cao hơn, và người có cân nặng bình thường huyết áp cao và người béo phì huyết áp cao có nguy cơ cao như nhau và cao hơn nữa. |
Tập huấn truyền thông giáo dục sức khỏe cho cán bộ tổ truyền thông, mạng lưới truyền thông tại Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần
Từ ngày 27 đến 28/3, tại thành phố Cẩm Phả, Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình tập huấn về truyền thông giáo dục sức khỏe cho cán bộ tổ truyền thông, mạng lưới truyền thông Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần. Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Minh Hạnh, Giám đốc Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần tham dự chương trình.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024
Ngày 9/1/2025, tại Thành phố Hà Nội diễn ra Lễ tổng kết và trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sức khỏe nhân dân” lần thứ II năm 2024 do Bộ Y tế phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. 59 tác phẩm báo chí xuất sắc trên tổng số 600 tác phẩm báo chí của hơn 1000 nhà báo, phóng viên, tác giả trên cả nước đã được vinh danh và trao giải. Trong đó, Khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe (CDC Quảng Ninh) vinh dự được trao 01 giải Nhì (thể loại phát thanh) và 01 giải Ba (thể loại truyền hình).
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường phòng, chống các bệnh không lây nhiễm
Dù không có khả năng lây truyền, nhưng bệnh không lây nhiễm thường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, cũng như gây ra những tác hại lớn cho gia đình, xã hội. Ước tính mỗi năm, tại Việt Nam, số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 77% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân và Quảng Ninh cũng không ngoại lệ. Bởi vậy phòng, chống các bệnh không lây nhiễm luôn được ngành y tế tỉnh chú trọng.
ĐO HUYẾT ÁP ĐÚNG – KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP TỐT
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Tăng huyết áp (THA) ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người.
Phương pháp mới hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh nhân cao huyết áp
Kỹ thuật phát hiện, sàng lọc bệnh nhân mang gene huyết áp cao của các nhà khoa học Trung Quốc có thể mở đường cho việc cá nhân hóa phác đồ điều trị cho các bệnh nhân mắc căn bệnh này trong tương lai.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025