Bài thuốc Nam dùng khi ngộ độc thực phẩm
Bụng đầy trướng, căng tức, người choáng váng, buồn nôn:Cần làm cho người bệnh nôn ra hết các thức ăn đã bị nhiễm khuẩn để loại chất độc bằng cách lấy khoảng 20 - 30g đậu xanh sống, nghiền mịn, hòa vào nước sôi để nguội cho uống để người bệnh nôn ra hết thức ăn bị nhiễm độc. Hoặc có thể lấy đọt non của lá dong riềng, ngoáy nhẹ vào họng của người bệnh. Biện pháp gây nôn cũng có thể áp dụng cho các trường hợp ăn phải nấm độc và các thực phẩm bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật...
Thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh là một nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. |
Sau khi nôn ra được thức ăn đã nhiễm độc, để giải độc tiếp và phục hồi tân dịch, cần cho bệnh nhân ăn cháo đậu xanh nóng, hoặc ăn cháo nóng với lá tía tô và gừng tươi, vừa có tác dụng giải độc vừa có tác dụng giảm đau đường ruột khi bị co thắt nhiều. Hoặc lấy 20 - 30g đậu xanh, phối hợp với cam thảo, kim ngân hoa, bồ công anh, mỗi vị 12g, sắc uống.
Bụng đầy trướng, đau bụng quằn quại, miệng nôn, trôn tháo: hoắc hương 12g, tía tô, đại phúc bì, trần bì, thương truật, hậu phác, bạch chỉ, bạch linh, bán hạ chế, cát cánh, cam thảo, mỗi vị 8g. Tất cả nghiền thành bột mịn, mỗi lần uống 10 - 12g với nước ấm, ngày uống 2 - 3 lần.
Đau bụng, trướng bụng, lạnh bụng: hậu phác (chích gừng), trần bì mỗi vị 12g; cam thảo, phục linh, nhục đậu khấu, mộc hương, mỗi vị 6g; can khương 4g. Sắc uống, ngày một thang, chia 2 - 3 lần, trước bữa ăn.
Bụng đầy trướng, căng tức, nôn mửa, tiêu chảy: thương truật 32g, hậu phác, trần bì mỗi vị 20g, cam thảo 12g. Tất cả nghiền thành bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 10 - 12g, ngày 2 - 3 lần, trước bữa ăn.
Đau bụng, tiêu chảy ra máu: lá mơ tam thể 12g, rau sam, cây ngũ sắc (cây hoa cứt lợn), mỗi vị 12g, xuyên tâm liên 8g. Sắc uống trước bữa ăn, ngày một thang, chia 2 - 3 lần.
Trị lỵ amip và lỵ trực khuẩn:lá mơ lông hoặc mơ tam thể 80g, cỏ nhọ nồi tươi 150g, lá đại thanh 30g, hạt cau 16g, bách bộ 12g, vỏ đại 8g (cạo bỏ vỏ ngoài, thái chéo, sao vàng). Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, uống trước bữa ăn. Hoặc lá mơ lông 30g, cỏ sữa 25g, rau sam 20g, hạt cau khô, vỏ măng cụt, mỗi vị 10g, thổ phục linh, bạch thược, mỗi vị 5g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần, trước bữa ăn.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh