Bài thuốc trị bệnh dị ứng
Dị ứng là bệnh thường gặp, xảy ra quanh năm, gặp ở mọi lứa tuổi. Trường hợp nhẹ thì có thể chỉ gây ra hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu, da đỏ lên, đôi khi nổi mề đay từng vùng trên da hoặc toàn thân. Trường hợp nặng nổi nhiều mụn ngứa ở toàn thân, có thể tạo thành các mụn nước, khi vỡ gây viêm nhiễm. Với những tác nhân mạnh, người bệnh có thể bị khó thở, tức ngực do co thắt khí quản, hoặc nôn mửa, tiêu chảy... cần phải chữa trị kịp thời.
Rau kinh giới. |
Theo Đông y, nguyên nhân bên ngoài gây bệnh dị ứng là do thức ăn như tôm, cua, cá, ngao, sò biển, mắm ruốc...; do khí, hóa chất hoặc các thuốc bảo vệ thực vật; do các lông gia súc (chó, mèo...), nước tiểu súc vật...; do phấn hoa hoặc các loại côn trùng cắn, đốt. Nguyên nhân bên trong là do các tạng can và tâm mất điều hòa; do cơ địa dị ứng bẩm sinh; do tâm lý, stress mà sinh bệnh. Đông y coi bệnh dị ứng là một trong những bệnh thuộc “phong”.
Do đó cách trị sẽ lấy “huyết” làm đối tượng, tức là đầu tiên trị vào huyết. Khi huyết đã lưu thông thì bệnh sẽ khỏi: “Khí hành huyết hành, khí tắc huyết trệ”. Từ đó dùng các loại thuốc mang tính hoạt huyết như đơn lá đỏ, ngưu tất, hồng hoa... đồng thời kèm theo là thuốc hành khí như trần bì, hậu phác... để trị bệnh. Ngoài ra, còn kết hợp thuốc thanh nhiệt giải độc như kim ngân hoa, sài đất, bồ công anh, liên kiều... và thanh nhiệt táo thấp như hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá, chi tử... Nếu huyết nhiệt, dùng các vị thuốc mang tính thanh nhiệt lương huyết như sinh địa, mẫu đơn bì, huyền sâm...; hoặc để thanh giải các chất độc theo đường nước tiểu thường dùng tỳ giải, xa tiền, thổ phục linh, trạch tả...
Một số phương pháp điều trị dị ứng theo Đông y
Thuốc dùng ngoài: thường dùng khi bị ngứa, mề đay mang tính cấp tính, khi thời tiết thay đổi hoặc do một nguyên nhân nào đó: thức ăn, hơi, khí... Biểu hiện trên người nổi đầy dát, ngứa, sưng...: dùng kinh giới (phần trên mặt đất của kinh giới tươi hoặc khô, nếu là ngọn mang hoa thì càng tốt) sao cho nóng già, gói vào mảnh vải gạc, hoặc mảnh lưới vó gai, chà xát khắp chỗ ngứa. Làm nhiều lần sẽ giảm ngứa ngay.
Thuốc uống: kinh giới, trúc diệp mỗi vị 8g; kim ngân hoa, liên kiều, cam thảo, đậu xị mỗi vị 10g; bạc hà, cát cánh, ngưu bàng tử mỗi vị 12g. Có thể dùng dưới dạng thuốc bột, hoặc thuốc sắc, ngày 1 thang, uống 3 lần. Dùng liền 2 - 3 tuần. Nếu dùng dưới dạng thuốc bột thì sau khi tán các vị thuốc trên thành bột mịn, trộn theo cách trộn bột kép, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8 -10g, uống với nước sôi để nguội. Uống liền 2 - 3 tuần. Khi uống cần kiêng các thức ăn tanh, cay nóng...
Thuốc xông: Bèo cái (bỏ rễ), hoặc củ ráy dại (dã vu) gọt bỏ vỏ ngoài, thái mỏng; thổ phục linh (thái phiến); lá ba chạc, tất cả dùng dưới dạng tươi. Khi xông hơi cần tập trung hơi vào nơi bị bệnh bằng cách trùm miếng vải kín như cách xông cảm. Xông 2 - 3 lần/tuần. Kết hợp bài thuốc uống nói trên sẽ tăng hiệu quả điều trị.
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
Ngày 16/2/2025, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai xác nhận một trường lên cơn dại và tử vong sau khi bị chó cắn từ…2 năm trước. Thông tin này khiến không ít người dân hoang mang vì khoảng thời gian từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dài tới 2 năm. Tuy nhiên, về mặt y khoa cũng như thực tiễn, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025