Bạn có biết bệnh Buerger gây tàn phế?
Bệnh Buerger là tổn thương viêm các động mạch và tĩnh mạch ở tay và chân. Tổ chức viêm hoặc huyết khối được tạo ra ở mạch máu như một nút bịt tắc lòng mạch, chặn dòng chảy của máu đến và máu đi ở chân tay của bệnh nhân. Phần tổ chức phía sau chỗ bít tắc sẽ bị giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng, không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động. Từ đó xuất hiện triệu chứng đau và yếu các ngón tay, ngón chân, sau lan rộng đến các vùng của cánh tay và cẳng chân.
Bệnh có đặc điểm là sự phối hợp của phản ứng viêm và cục máu đông trong lòng mạch máu khiến lưu lượng máu bị suy giảm dẫn đến tổn thương và hủy hoại mô, sau cùng là nhiễm khuẩn và hoại tử. Bệnh Buerger thường khởi phát ở bàn tay và bàn chân, sau đó lan rộng đến những vùng khác của chi.
Lưu lượng máu bình thường (trái), huyết khối tĩnh mạch sâu (giữa) và thuyên tắc mạch (phải). |
Dấu hiệu phát hiện bệnh
Ở một người nghiện thuốc lá hoặc thuốc lào nặng (hút nhiều trong một ngày, đã hút liên tục nhiều năm), khi bệnh xảy ra sẽ có các dấu hiệu sau đây: đau nhẹ hoặc nặng, suy yếu cẳng chân và bàn chân hoặc cẳng tay và bàn tay; sưng đau bàn tay, bàn chân; đi khập khiễng cách hồi (intermittent claudication); ngón tay và ngón chân tím tái khi bị lạnh (triệu chứng Raynaud); xuất hiện các vết loét ở ngón tay và ngón chân…
Tìm dấu hiệu Allen: baệnh nhân nắm chặt bàn tay, thầy thuốc dùng bàn tay mình siết chặt cổ tay người bệnh, sau đó bệnh nhân mở lòng bàn tay đồng thời thầy thuốc cũng buông tay khỏi cổ tay bệnh nhân. Nếu thời gian phục hồi màu sắc ở bàn tay bệnh nhân chậm là dấu hiệu gợi ý hướng đến bệnh Buerger.
Xét nghiệm máu có thể tìm thấy một vài kháng thể giúp phân biệt với các bệnh xơ cứng bì, luput, rối loạn đông máu, đái tháo đường…
Chụp động mạch dùng thuốc cản quang sẽ phát hiện được chỗ tắc nghẽn trong lòng động mạch. Siêu âm doppler mạch máu, chụp MSCT 64, chụp động mạch xoá nền kỹ thuật số (DSA)… là những kỹ thuật mới giúp chẩn đoán bệnh Buerger.
Những biến chứng có thể gặp
Khi bệnh tiến triển nặng, lưu lượng máu đến phần chi sau chỗ tắc ngày càng giảm. Tắc nghẽn động mạch, máu khó đến được các đầu ngón tay và ngón chân, các mô không nhận đủ máu gây thiếu ôxy và chất dinh dưỡng sẽ bị hoại tử. Triệu chứng hoại tử: da đổi màu xanh đen, mất cảm giác ở ngón bị tổn thương và bốc mùi hôi thối. Hoại tử là một tổn thương rất nặng đòi hỏi phải cắt bỏ ngón tay hoặc ngón chân nếu không chất độc sẽ gây tổn thương các bộ phận khác của cơ thể và nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Hoại tử ngón, bàn chân trái do bệnh Buerger. |
Chăm sóc tổn thương như thế nào?
Người bệnh và người nhà cần giúp bệnh nhân chăm sóc kỹ các ngón tay và ngón chân khi bị bệnh Buerger. Hàng ngày, kiểm tra phần da ở tay, chân để phát hiện những vết cắt và trầy xước. Do lượng máu đến nuôi chi không đủ khiến cơ thể khó chống chọi với các bệnh nhiễm khuẩn. Những vết rách da và trầy xước nhỏ có thể trở thành ổ nhiễm khuẩn nặng sau này. Vì thế, cần rửa kỹ các vết trầy xước da, bôi thuốc sát khuẩn và băng lại. Theo dõi vết thương xem có lành lại không. Nếu vết thương ngày càng viêm nhiễm, cần phải đi khám ngay.
Hiện nay, bệnh Buerger không thể chữa khỏi được mà chủ yếu là chữa triệu chứng. Có thể dùng thuốc để cải thiện lưu lượng máu và làm tan cục máu đông. Phẫu thuật cắt lọc các dây thần kinh bị tổn thương (phẫu thuật cắt thần kinh giao cảm) để giảm đau. Cắt bỏ đoạn chi nếu nhiễm khuẩn và hoại tử.
Hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh Buerger Ðến nay, khoa học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân đã khởi động phản ứng viêm và hình thành huyết khối trong hệ thống mạch máu. Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến hút thuốc lá, gây kích thích yếu tố miễn dịch tế bào dẫn đến viêm và tổn thương thành mạch. Giảm tưới máu do tắc nghẽn mạch máu gây tổn thương và hoại tử tế bào. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá làm tăng rất cao nguy cơ bệnh Buerger. Người nghiện thuốc lá càng nặng càng dễ mắc bệnh. Bệnh xảy ra khi dùng bất cứ dạng thuốc lá nào như hút hoặc nhai thuốc lá. Tuy chưa rõ thuốc lá tác động ra sao để làm tăng nguy cơ bệnh nhưng hầu hết bệnh nhân Buerger đều có dùng thuốc lá. |
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh