Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona
Quang cảnh cuộc họp. |
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh, tính đến 06h00 ngày 30/1, trên thế giới đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ có bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV; 170 trường hợp tử vong (163 trường hợp tại TP Vũ Hán) trên tổng số 7.806 trường hợp mắc bệnh toàn thế giới.
Tại Việt Nam, hiện có 2 trường hợp người Trung Quốc dương tính với nCoV đã được điều trị cách ly tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh), hiện tình hình sức khỏe đã cải thiện; chưa có công dân Việt Nam nào nhiễm bệnh; 32 trường hợp nghi ngờ đang được cách ly theo dõi, điều trị, chờ kết quả khẳng định; 65 trường hợp nghi ngờ đã được xét nghiệm loại trừ và 43 trường hợp tiếp xúc đang được giám sát, theo dõi.
Tại Quảng Ninh, trong ngày 29/1, thông qua kiểm dịch y tế tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, lực lượng chức năng đã phát hiện 1 trường hợp công dân trở về từ Trung Quốc có dấu hiệu sốt, ho, nghi nhiễm nCoV. Trường hợp trên đã được đưa về cách ly tại TTYT Móng Cái, lấy mẫu xét nghiệm và giám sát ca bệnh theo quy định, bước đầu xác định không nhiễm cúm A, B, phổi không có tổn thương, hiện đang chờ các kết quả xét nghiệm khẳng định.
Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona gây ra diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, ngay từ rất sớm, Quảng Ninh đã luôn chủ động, tích cực trong công tác phòng, chống dịch với những giải pháp đồng bộ, quyết liệt. Ngày 22/1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về việc phòng, chống dịch bệnh; ngày 23/1, UBND tỉnh tiếp tục có công điện khẩn gửi các ngành, địa phương để triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch; ngày 28/1, tỉnh cũng đã tổ chức cuộc họp trực tuyến toàn tỉnh triển khai phương án cấp bách phòng, chống dịch dưới sự chủ trì của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. |
Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh hiện đã và đang tiếp tục được triển khai tích cực, đồng bộ theo đúng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, các bộ, ngành chức năng và của tỉnh. 100% hành khách nhập cảnh qua các cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không đều phải khai báo y tế và đo thân nhiệt chủ động; công tác truyền thông các biện pháp chủ động phòng, chống dịch cho người dân được tăng cường bằng nhiều hình thức; các cơ sở y tế sẵn sàng vật tư, thiết bị, phương án cách ly, phân khu điều trị sẵn sàng thu dung, cấp cứu bệnh nhân; chuẩn bị các nguồn lực cần thiết sẵn sàng đáp ứng dịch, giám sát ca bệnh, xét nghiệm và hóa chất vật tư dự phòng xử lý ổ dịch (nếu xuất hiện)...
Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các sở, ngành chức năng và các địa phương Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu đã báo cáo nhanh tình hình triền khai công tác phòng chống dịch của từng ngành, đơn vị theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời đề xuất một số ý kiến, giải pháp nhằm kiểm soát lây nhiễm, phòng, chống dịch.
Dự báo, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khi các hoạt động kinh tế - xã hội, hoạt động giao thương, du lịch... của tỉnh sẽ trở lại bình thường, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào tỉnh Quảng Ninh sẽ tăng cao, đặc biệt là ở các khu vực cửa khẩu, cảng biển, sân bay quốc tế và các khu vực khó trong công tác kiểm soát như các đường mòn, lối mở khu vực biên giới...
Trước diễn biến phức tạp, cấp bách mới trong công tác phòng, chống dịch do do chủng mới của virus Corona gây ra, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, nhấn mạnh: Mục tiêu cao nhất Quảng Ninh đặt ra là dứt khoát không để xuất hiện dịch bệnh và tuyệt đối không để dịch bệnh bùng phát, lây lan trên địa bàn tỉnh, nhất là các địa phương biên giới; bảo vệ tuyệt đối an toàn sức khỏe, tính mạng cho nhân dân; hạn chế thấp nhất tử vong do dịch gây ra; đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, ổn định đời sống nhân dân và tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp. 3 địa phương biên giới của tỉnh, trong đó trọng điểm là TP Móng Cái, nếu để dịch bệnh xuất hiện và bùng phát trên địa bàn do cư dân biên giới, đồng chí Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các địa phương phải chịu trách nhiệm trước Thường trực Tỉnh ủy.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thắng phát biểu đóng góp ý kiến tại cuộc họp. |
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chỉ đạo: Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở và thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể của cả hệ thống chính trị phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, phải coi việc phòng, chống dịch như chống giặc, là việc cấp bách, trọng tâm, không được để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Các cấp, các ngành chức năng và các địa phương phải xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ các phương án, điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực để vận hành hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”, lấy phòng ngừa là chính, lấy người dân làm trung tâm trong phòng, chống dịch. Đặc biệt, tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng thiếu thuốc men, vật tư, trang thiết bị y tế và trang bị phòng hộ cho nhân dân, nhân viên y tế và các lực lượng chức năng từ cơ sở đến tỉnh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Xuân Ký cũng yêu cầu cả hệ thống chính trị của tỉnh, trong đó chủ chốt là MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, Sở TT&TT, Trung tâm Truyền thông tỉnh cần tập trung vào cuộc với trách nhiệm cao trong công tác tuyên truyền với mật độ thường xuyên, liên tục, sâu rộng, hình thức phong phú, đa dạng. Mục tiêu của công tác tuyên truyền phải đạt được là nâng cao nhận thức về dịch bệnh và ý thức tự bảo vệ bản thân, người thân và gia đình của mọi tầng lớp nhân dân. Trong cơ chế thông tin, báo cáo, phải có sự liên lạc, phối hợp chặt chẽ từ tỉnh tới cơ sở và giữa các cấp, các ngành, đảm bảo công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong phòng, chống dịch luôn thông suốt, kịp thời.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng nhấn mạnh một số chủ trương trong công tác phòng, chống dịch: Không đưa lao động của tỉnh Quảng Ninh và các địa phương biên giới sang Trung Quốc làm việc trong điều kiện dịch bệnh chưa được dập tắt. Đối với các chuyên gia và lao động nước ngoài từ Trung Quốc sang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, phải thiết lập quy trình giám sát 2 lớp về tình trạng sức khỏe chặt chẽ, thường xuyên, liên tục cho đến khi có công bố hết dịch. Các địa phương biên giới, đặc biệt là TP Móng Cái cần theo dõi sát diễn biến, thông tin, nắm rõ các chỉ báo, kịp thời báo cáo ngay với cấp trên trong tình hình cấp bách, áp dụng ngay các biện pháp hạn chế hoạt động qua lại của cư dân biên giới tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái theo thẩm quyền. Ngành Y tế phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực để dự phòng, phát hiện sớm, cách ly triệt để các trường hợp nghi nhiễm bệnh. Các địa phương biên giới, Bộ CHQS tỉnh và ngành Y tế cần khẩn trương hoàn thiện các khu cách ly, khởi động phương án xây dựng bệnh viện dã chiến trong tình huống đột xuất xảy ra. Các ngành Công an, Biên phòng thiết lập ngay các kênh theo dõi, giám sát di biến động xuất nhập cảnh qua biên giới.
Cuộc họp được truyền trực tuyến tới 3 địa phương biên giới: Móng Cái, Hải Hà và Bình Liêu. |
Qua các ý kiến đóng góp, thảo luận của các đồng chí trong Ban Thường vụ, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, đồng chí Nguyễn Xuân Ký cũng chỉ đạo một số nội dung cụ thể, cấp bách: Cấm người qua lại các đường mòn, lối mở biên giới; tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới và các điểm xuất hàng; các địa phương biên giới và các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp tuyên truyền, khuyến cáo, hạn chế đến mức tối đa hoạt động xuất cảnh; cấm tuyệt đối và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, hải sản và xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới. Từ hôm nay, 30/1/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương: Quảng Ninh cũng sẽ tạm dừng đón khách du lịch Trung Quốc và tạm dừng loại hình dịch vụ xe du lịch tự lái từ Trung Quốc vào Quảng Ninh cho đến khi có công bố chính thức dịch được dập tắt.
Về cơ chế thông tin, báo cáo, đồng chí yêu cầu các cấp, các ngành và địa phương duy trì thực hiện trạng thái báo cáo 3 lần/ngày (trước 8h, 12h và 18h hàng ngày) và sẵn sàng cho các trạng thái cao hơn (báo cáo 3 tiếng/lần, và báo cáo thường xuyên, liên tục). Về cơ chế phát ngôn, cung cấp thông tin, phải đảm bảo chuẩn xác tuyệt đối, đúng thực tế, chủ động dẫn dắt và định hướng đúng đắn thông tin. Chịu trách nhiệm phát ngôn ở cấp tỉnh là đồng chí Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona; ở Sở Y tế - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo là đồng chí Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế; ở các địa phương là Bí thư cấp ủy.
Các nội dung đã được thảo luận, cho ý kiến và kết luận tại cuộc họp sẽ nhanh chóng tổng hợp, bổ sung, hoàn thiện để Ban Thường vụ ban hành Chỉ thị mới về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona sau Chỉ thị số 31 đã ban hành từ 22/1/2020.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Đoàn công tác Công an tỉnh thăm, chúc Tết CDC Quảng Ninh
Nhằm động viên các cán bộ, nhân viên y tế nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ, chiều ngày 28/01/2025, đoàn công tác do đồng chí Lê Đức Hiền, Trưởng phòng hậu cần, Công an tỉnh làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm, tặng quà cán bộ, nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm