Báo động ngộ độc thuốc Đông y
Một trường hợp ngộ độc dược liệu phải cấp cứu Ảnh: TH. |
Thời gian qua, liên tiếp nhiều trường hợp trẻ em phải nhập viện điều trị ngộ độc chì vì sử dụng thuốc Đông y chữa bệnh tay - chân - miệng bằng một loại thuốc màu vàng đỏ hoặc hoàn viên… Nhiều trẻ trong số đó đã phải chịu di chứng thần kinh vì dư lượng chì trong cơ thể lớn.
Ths Nguyễn Huy Văn, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Traphaco cho biết, trong những năm qua việc thu hái dược liệu nhầm lẫn dẫn đến những cái chết thương tâm xảy ra rất nhiều ở Việt Nam. Ví dụ như việc thu hái nhầm dây đau xương trong bài thuốc bổ gân cốt với dây của cây lá ngón đã làm cho bệnh nhân bị thiệt mạng.
Trẻ em ở các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên (Thái Nguyên) ăn quả rừng (quả của cây móc gai hay móc hùm Capparis versicolor họ Màn màn) có chứa glycosid tim bị ngộ độc chết. Hay đơn giản hơn nhiều là việc người dân tự dùng hạt bí, hạt cau để tẩy sán dải, nhưng một số người không biết đã uống nước hạt cau quá nhiều (dùng 2 chén hạt cau khoảng 300 gam vì cho rằng, người già nhai trầu cau không bị làm sao) để tẩy sán nhưng do quá liều nên bị trụy tim mạch dẫn tới tử vong.
Dược liệu mốc, kém chất lượng
Ở Việt Nam với khí hậu nóng, ẩm và mưa nhiều làm cho hàm lượng nước trong không khí cao, cộng với dược liệu phần lớn có nguồn gốc thực vật, động vật (xương, da thịt, mật,...) và một số từ khoáng vật rất dễ hút ẩm và là thành phần dinh dưỡng thích hợp cho vi khuẩn, nấm mốc, côn trùng phát triển. Theo thống kê tỷ lệ dược liệu bị mốc mọt 15-20%, tỷ lệ khối lượng dược liệu bị mốc 12-28%.
Nấm mốc làm giảm chất lượng dược liệu, tiết men phân huỷ hoạt chất trong dược liệu, tiết các độc tố (mycotoxin) đặc biệt là các aflatoxin trong dược liệu. Nấm mốc và độc tố nấm gây bệnh nấm như viêm giác mạc, viêm màng trong tim… gây bệnh dị ứng do tiếp xúc bào tử nấm, bệnh độc tố nấm do ăn, uống phải mycotoxin (ngộ độc, nhiễm độc, tổn thương gan, ung thư gan).
Những loại độc tố này không bị diệt ở nhiệt độ cao (160 - 170 oC), do đó, nếu trong trường hợp nấu chín thì độc tố aflatoxin vẫn tồn tại mà không bị phân hủy. Trường hợp độ ẩm môi trường quá thấp, nước sẽ kết tinh trong nguyên liệu có thể làm thủy phân các thành phần, chất lượng dược liệu giảm và sẽ thay đổi tính chất.
Cho đến nay, tiêu chuẩn kiểm nghiệm dư lượng thuốc trừ sâu trong dược liệu vẫn chưa được coi trọng, chưa được xem như là một tiêu chí để kiểm soát chất lượng nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc thảo mộc. Mặc dù theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tiêu chuẩn kiểm nghiệm chất lượng dược liệu thì vấn đề dư phẩm thuốc trừ sâu là rất quan trọng. Hiện nay, để có năng suất cao người dân đã sử dụng rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật.
Phát hiện mới về độc tính trong dược liệu
Ths Huy Văn cho biết, một số cây vẫn được dùng thường xuyên trong các toa thuốc nhưng gần đây mới phát hiện được độc tính như cây Vòi voi, có chứa alcaloid pyrrolizidin (AP) vẫn có mặt trong các toa thuốc điều trị phong thấp, đau nhức, mụn nhọt. Người ta tình cờ phát hiện độc tính khi theo dõi tình trạng chết hàng loạt cừu ở Australia vì ăn một loại lá có chứa AP. Kết quả nghiên cứu cho thấy AP gây hủy hoại tế bào gan, có thể gây ung thư gan.
Gần đây nhất là thông tin cây Phòng kỷ (Aristolochia fangchi) có mặt trong thành phần bài thuốc Đông y giảm cân, được ghi nhận có độc tính trên thận, có thể gây ung thư do acid aristocholic có trong cây là dẫn xuất có liên quan đến cấu trúc nitrophenanthrene là chất có tính gây đột biến cho vi khuẩn và gây ung thư cho động vật thí nghiệm.
Vấn đề ngộ độc do kim loại nặng cũng rất đáng chú ý. Đã có một số ca ngộ độc chì liên quan đến sử dụng chế phẩm đông dược. Một số cửa hàng đông dược đã dùng chì để đánh đen bóng Tam thất. Ngộ độc thuỷ ngân, asenic trong các nguyên liệu làm thuốc Đông y có một số dược chất chứa thuỷ ngân như Chu sa, Kinh phấn, Thăng dược và chứa Asenic hay Hùng hoàng, Thạch tín, Thư hoàng, Dự thạch vẫn còn được sử dụng trong các chế phẩm đông dược (các chế phẩm được lưu hành nhiều ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông). Đã có nhiều trường hợp ngộ độc thủy ngân và asenic phải nhập viện vì các chế phẩm này chứa một lượng thủy ngân, asenic gấp 300 - 500 lần mức cho phép. |
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm