Báo động tình trạng trẻ đuối nước
![]() |
Các bác sĩ Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh cấp cứu cho bệnh nhi bị đuối nước. |
Ngày 24/7, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh tiếp nhận 2 trường hợp trẻ nhỏ nhập viện vì đuối nước. Trường hợp thứ nhất là bé Ngô Văn Bảo (6 tuổi, trú tại xã Hoàng Tân, TX Quảng Yên), vào viện trong tình trạng viêm phổi, suy hô hấp, khó thở do đuối nước. Sau khi được các bác sĩ cấp cứu, điều trị, bệnh nhi Ngô Văn Bảo đã tỉnh, toàn trạng ổn định, ăn ngủ tốt và đã được ra viện.
Bé thứ hai là Lành Ánh Nguyệt (20 tháng tuổi, trú tại phường Hải Hòa, TP Móng Cái). Bé Nguyệt bị ngã xuống ao, sau khi gia đình phát hiện đã cấp cứu tại chỗ và đưa bé nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp do ngạt nước. Các bác sĩ Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh đã cho bệnh nhi Nguyệt thở máy, điều trị tích cực, an thần, kháng sinh dinh dưỡng đường tĩnh mạch… Tuy đã điều trị tích cực nhưng não của bé khó hồi phục được do bị thiếu oxy kéo dài, tổn thương nặng nề. Đến ngày 2/8, bé vẫn đang được điều trị tích cực, tiên lượng không thể hồi phục hoàn toàn, để lại di chứng liên quan đến vận động, phải phục hồi chức năng lâu dài.
Gia đình của 2 bé đều cho biết: Trong thời gian trông trẻ ở nhà, do mải bận công việc nên không thường xuyên để ý các bé. Chỉ đến khi không thấy con, cháu đâu, gia đình đi tìm thì phát hiện các bé bị ngã xuống ao. Gia đình liền sơ cứu tại chỗ và chuyển đến các trung tâm y tế cấp cứu.
Mới đây, ngày 1/8, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí cũng tiếp nhận 1 bé 18 tháng tuổi bị đuối nước do ngã vào bể cá. Bác sĩ Hoàng Tùng, Quyền Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh cho biết: Chỉ trong 2 tháng sau kỳ nghỉ hè của học sinh, Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho 5 trường hợp trẻ bị đuối nước. Đa số các trẻ vào viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, nguy hiểm tới tính mạng. Nguyên nhân đuối nước chủ yếu đều do sự bất cẩn từ phía gia đình trong quá trình trông giữ trẻ.
Theo thống kê, ở nước ta, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích. Tại Quảng Ninh, theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho thấy, mỗi năm trung bình có gần 7.000 trẻ em bị tai nạn thương tích. Trong các nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em, thì đuối nước là nguyên nhân hàng đầu với 3.500 trẻ em và vị thành niên từ 0-19 tuổi tử vong mỗi năm, tương đương có khoảng 10 trẻ em tử vong mỗi ngày. Trong các nhóm tuổi, trẻ từ 0-4 tuổi chiếm tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất với khoảng 36%; nhóm tuổi 15-19 chiếm khoảng 16%; từ 5-9 tuổi chiếm 25%; nhóm 10-14 tuổi chiếm tỷ lệ 26%. Khi bị đuối nước, nước nhanh chóng tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động, có thể nhanh chóng khiến trẻ tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề.
Tình trạng đuối nước ở trẻ lớn được ghi nhận nhiều vào mùa hè, tiết trời nắng nóng. Thời gian nghỉ hè của học sinh vẫn còn gần 1 tháng nữa. Với thời tiết nóng bức, sự quản lý của gia đình, cộng đồng còn lỏng lẻo, trẻ em rất dễ tìm đến sông, suối, ao, hồ để tắm. Với các trẻ nhỏ, các bé chưa có ý thức để bảo vệ bản thân, tránh xa những môi trường, yếu tố có thể gây nguy hiểm. Do đó, bên cạnh việc tạo ra một môi trường sống an toàn cho trẻ trong gia đình, cần luôn có sự quan tâm giám sát, trông nom của bố mẹ hoặc người trông trẻ, để giảm tối đa khả năng trẻ có thể tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích, đặc biệt là đuối nước. Đồng thời, các bậc cha mẹ cần chủ động dạy trẻ kỹ năng bơi lội và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước, giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm khi tự ý tập bơi hay tắm sông, suối khi không có sự canh chừng của người lớn.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
- Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)