Bao lâu nên giặt chăn ga một lần?
Giặt chăn ga thường xuyên là cách hiệu quả để bảo vệ làn da. Ảnh: Sharp.
Chia sẻ với trang Cleveland Clinic, tiến sĩ, bác sĩ da liễu Alok Vij cho rằng mọi người nên giặt ga trải giường ít nhất 2 tuần/lần hoặc có thể nhiều hơn. Điều này tùy thuộc vào các yếu tố như người đó sống ở nơi có khí hậu ấm áp hay không và liệu thú cưng của họ có ngủ trên giường hay không.
Dưới đây là những thông tin về da chết, vi khuẩn, ve bụi trên giường và cách giữ an toàn cho làn da khi đi ngủ do tiến sĩ Vij cung cấp.
Da chết, vi khuẩn
Theo tiến sĩ Vij, trung bình một người thải ra 1,5 g tế bào sừng hàng ngày (phần lớn được tạo thành từ protein keratin). Để dễ hình dung, đó là gần nửa thìa cà phê đầy da chết.
"Bất kỳ loại ma sát nào cũng sẽ làm bong tróc lớp tế bào da bên ngoài của bạn. Vì vậy, rất nhiều thứ sẽ bị bong ra khi bạn tiếp xúc với ga trải giường vào ban đêm", ông Vij nói.
Khi các tế bào da chết nằm yên trên ga trải giường, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh. Những tế bào này giống như một nơi để vi khuẩn sinh sôi trên ga trải giường, đệm và gối.
"Vi khuẩn yêu làn da đến mức có nhiều vi khuẩn trong cơ thể hơn cả tế bào của chúng ta. Và da là một trong những khu vực vi khuẩn thường trú ngụ nhất", tiến sĩ Vij nói.
Ve bụi
Ve bụi quá nhỏ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng chúng sống ở mọi châu lục trên Trái Đất (trừ Nam Cực). Những sinh vật 8 chân, nhỏ xíu này là họ hàng của nhện và chúng ăn tế bào da chết của con người.
Có tới một triệu con ve bụi đang ăn lớp da chết mà con người tạo ra chỉ trong một ngày. Chúng không cắn, giống như rệp giường (trên thực tế, chúng không có răng hoặc miệng), và chúng không chui dưới da con người giống như ghẻ. Tuy nhiên, ve bụi vẫn có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe không mong muốn cho con người.
Lông thú cưng
Ông Vij lưu ý nếu một người để chó hoặc mèo ngủ trên giường, những người bạn 4 chân này sẽ trở thành nơi ẩn náu của các sinh vật nấm có thể gây ra nhiều vấn đề về da.
Chúng bao gồm các bệnh nhiễm trùng nhẹ như nấm ngoài da hoặc các bệnh nhiễm trùng nặng hơn như ghẻ (do ve gây ra, sống trên chó và lây sang người).
"Một số loại ký sinh trùng có thể truyền từ vật nuôi này sang vật nuôi khác, vì vậy mọi người hãy đảm bảo thường xuyên giặt ga trải giường của bản thân", tiến sĩ Vij khuyên.
Giặt chăn ga bằng nước ấm giúp diệt sạch vi khuẩn. Ảnh: Shutterstock.
Điều gì sẽ xảy ra nếu không giặt ga giường?
Theo tiến sĩ Vij, khi không giặt ga trải giường, điều đầu tiên xảy ra là các triệu chứng dị ứng trên da sẽ xuất hiện. Cụ thể, đối với những người bị dị ứng với ve bụi, khi ngủ trên giường đầy ve bụi họ có thể bị ngứa, kích hoạt các cơn hen suyễn và dị ứng theo mùa.
Tiến sĩ Vij cho biết thêm việc không giặt ga trải giường còn gây ra các vấn đề về hô hấp. Nếu một người mắc hen suyễn, họ sẽ dễ bị dị ứng với mạt bụi hơn, dẫn đến thở khò khè.
Bên cạnh đó, không giặt ga trải giường cũng khiến cơ thể gặp các vấn đề về da. Mạt bụi lâu ngày trên ga trải giường khi tiếp xúc với cơ thể sẽ khiến cơ thể bị phát ban, đặc biệt là gây ra bệnh chàm - một trong những loại phát ban da phổ biến nhất do sự kết hợp giữa khô da và các loại vi khuẩn hoạt động quá mức trên da.
Khi nằm trên chiếc giường đầy vi khuẩn, mọi người cũng dễ bị viêm nang lông (tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng hoặc kích ứng nang lông).
"Việc cho phép vi khuẩn sống hài hòa trên ga trải giường và bám vào da khi ngủ sẽ làm cho bệnh chàm của mọi người trở nên tồi tệ hơn hoặc cho phép nó bùng phát ngay từ đầu", tiến sĩ Vij nói.
Tiến sĩ Vij khuyên rằng cách tốt nhất để bảo vệ làn da khỏi những căn bệnh nguy hiểm là phải thường xuyên giặt chăn ga, đều đặn 2 tuần/lần. Mọi người nên giặt chúng với nước ấm để đảm bảo diệt khuẩn và sạch sẽ hoàn toàn.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
- Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
- Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT