Bảo vệ da đúng cách trong mùa đông
Khi thời tiết lạnh và khô vào mùa đông ảnh hưởng nhiều đến làn da. Lúc này, làn da bị thiếu ẩm, thiếu nước do tình trạng thời tiết khô hanh, độ ẩm thấp làm mất nước bề mặt. Đặc biệt, khi tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài môi trường làn da không được che chắn bảo vệ thì tình trạng này càng trở nên nặng nề. Thời tiết lạnh làm tuyến bã kém hoạt động dẫn đến chất bã nhờn giảm tiết cũng làm cho da không có độ ẩm. Mặt khác, do thói quen dùng nước nóng khi tắm cũng làm cho tình trạng mất nước bề mặt. Bởi vậy, nếu như da không được bảo vệ, chăm sóc đúng cách thì chúng ta sẽ cảm nhận thấy da bị khô căng khi cử động, nhất là vùng mắt và vùng miệng. Nếu tình trạng nặng hơn da trở lên thô ráp, mất độ sáng, xỉn màu, bong tróc, nứt nẻ, nhăn nheo, mẩn đỏ và ngứa. Thậm chí, tình trạng này còn gây nên tổn thương bệnh lý cho da, nhất là làn da vốn nhạy cảm hoặc có tình trạng bệnh lý mạn tính.
Chọn kem dưỡng ẩm phù hợp với từng loại da (Ảnh minh họa)
Chọn kem dưỡng ẩm phù hợp
Thời tiết hanh khô thì dùng kem dưỡng ẩm để bảo vệ làn da là rất cần thiết để tránh tình trạng lão hóa da sớm. Tuy nhiên cần phải lựa chọn loại nào thích hợp để sử dụng.Vậy để chọn một loại kem dưỡng ẩm mùa đông phù hợp với tình trạng da của mình, cần chú ý lựa chọn:
Ưu tiên kem dưỡng ẩm chứa thành phần lành tính
Kem dưỡng ẩm tốt cho mùa đông thường sở hữu những thành phần cấp ẩm tốt cho da như: Glycerin, Hyaluronic Acid, Polyethylene, Sodium PCA… Đây là các thành phần chủ chốt giúp đưa nước vào trong tế bào làm cho làn da căng mướt, mịn màng.
Chọn kết cấu phù hợp với da
Với làn da khô, đây là làn da luôn trong tình trạng thiếu nước, độ ẩm da thấp nên thường xuyên bị căng ngứa, thô ráp và bị bong tróc. Khi chọn dưỡng ẩm cho loại da này nên cân nhắc chọn kết cấu kem đặc (cream) giúp thẩm thấu dưỡng chất sâu vào da.
Đối với làn da dầu, làn da này luôn cần độ ẩm nhưng chỉ dừng lại ở mức vừa đủ. Da bóng nhờn là do thiếu ẩm, khiến tuyến dầu bài tiết nhờn nhiều hơn. Chính vì thế khi chọn kem dưỡng cho da dầu, bạn nên ưu tiên kết cấu nhẹ nhàng, thẩm thấu nhanh như gel, không gây bết dính và không bít tắc lỗ chân lông.
Những sai lầm khi chăm sóc da vào mùa đông
Chăm sóc da mùa đông thường mọi người chỉ chú ý đến dưỡng ẩm sao cho da không bị khô, tuy nhiên khi chăm sóc da mùa đông cần chú ý và tránh một số sai lầm sau:
Không nên bôi quá nhiều kem dưỡng ẩm, nếu bôi nhiều và tạo một lớp dày khiến da không hô hấp được làm cho quá trình trao đổi chất của lớp dưới da kém dẫn đến tình trạng nuôi dưỡng kém và dễ bị lão hóa. Vì vậy chỉ nên dùng một lượng vừa đủ đảm bảo hoạt động của da và tránh lãng phí.
Không nên cho rằng da nhờn và da dầu không cần dưỡng ẩm: Thực tế vẫn cần dưỡng ẩm vì vào mùa hè thì da tăng tiết bã nhờn làm chị em khó chịu nhưng mùa đông thì tình trạng tiết bã nhờn giảm đi và da bề mặt vẫn bị mất nước do vậy vẫn cần dưỡng ẩm. Tuy nhiên chị em nên chọn loại kem dưỡng hoặc mặt nạ dưỡng có gốc nước.
Không nên nghĩ mùa đông không có ánh nắng nên không cần chống nắng: Thực tế ánh mặt trời có yếu hơn nhưng tia UVA, UVB cũng rất mạnh không kém mùa hè.
Một sai lầm mà chị em thường hay gặp là dùng sữa rửa mặt: Mùa đông nên lựa chọn sữa rửa mặt trung tính tạo độ ẩm không nên dùng sữa rửa mặt mùa hè.
Không nên chờ sau khi kết thúc mọi công việc mới dưỡng ẩm da: Tốt nhất là trong vòng một vài phút đầu sau khi tắm, rửa mặt nên dưỡng ẩm ngay vì như vậy mới tránh được tình trạng bay hơi nước bề mặt. Đặc biệt là da bệnh lý như viêm da cơ địa thì cần dưỡng ẩm luôn ngay sau khi tắm rửa.
Không nên dùng nước rửa mặt hay tắm quá nóng: Vì nước nóng sẽ làm mất hơi nước bề mặt nhanh hơn.
Chăm sóc da cho trẻ trong thời tiết lạnh, khô
Đối vơi trẻ nhỏ, tuyến bã nhờn chưa hoàn thiện như người lớn thường làm tăng tình trạng da khô hơn và thực tế thường thấy da trẻ nhỏ thường bị nứt nẻ, nổi mẩn đỏ, ngứa. Nhất là các trẻ có làn da nhạy cảm và bị bệnh viêm da cơ địa thì tình trạng này càng trở nên nặng nề. Để chăm sóc da cho trẻ trong thời tiết lạnh khô cần chú ý:
Da khô bong tróc trong thời tiết lạnh khô ( Ảnh minh họa)
Không tắm cho bé bằng nước quá nóng
Dùng kem dưỡng ẩm có nguồn gốc thiên nhiên giữ ẩm cho da trẻ.
Cho trẻ uống đủ nước, bổ sung thêm rau xanh, hoa quả tươi vào bữa ăn
Đặt một chậu nước trong phòng để tăng cường độ ẩm không khí khi dùng điều hòa.
Che chắn vùng mặt và tay chân trẻ khi ra ngoài để tránh gió lạnh lùa vào làm khô da.
Khi tắm cho trẻ xong, lưu ý lau thật khô bằng khăn mềm rồi mới đóng bỉm
Chọn loại bỉm mỏng vừa phải, mềm mại, thấm hút tốt và thoáng khí để da trẻ được khô ráo, thông thoáng suốt ngày dài.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Đoàn công tác Công an tỉnh thăm, chúc Tết CDC Quảng Ninh
Nhằm động viên các cán bộ, nhân viên y tế nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ, chiều ngày 28/01/2025, đoàn công tác do đồng chí Lê Đức Hiền, Trưởng phòng hậu cần, Công an tỉnh làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm, tặng quà cán bộ, nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản