Bảo vệ gan mùa thu đông
Những món ăn ấm nóng, không có các chất cay, giàu dinh dưỡng luôn là lựa chọn dinh dưỡng ưu tiên trong mùa đông
Không nên tham ăn tham uống
Mùa thu thời tiết mát mẻ, thực phẩm phong phú, mùa đông trời lạnh lại lười vận động, nếu dung nạp quá nhiều nhiệt lượng sinh ra dư thừa thì nhiệt lượng đó sẽ chuyển hóa thành chất béo tích tụ lại, làm cho chúng ta phát phì. Vì vậy trong tiết trời thu đông càng cần phải chú ý ăn uống với một lượng thích hợp, không nên “phóng túng” để cho miệng nạp quá nhiều thức ăn đồ uống.
Hạn chế ăn những thực phẩm có tính kích thích
Mùa thu đông chúng ta nên hạn chế ăn những thực phẩm có tính kích thích mạnh như khô nóng, tanh, cay, ví dụ như ớt cay, hạt tiêu…mà nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh ví dụ như bí, củ cải, bầu, cà tím, rau lá xanh, chuối, táo...
Thực phẩm đồ uống không nên quá lạnh
Thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, cơ thể chúng ta để thích ứng với sự thay đổi này thì sự trao đổi sinh lý cũng phải biến đổi. Vì vậy khi ăn uống đặc biệt chú ý không nên quá lạnh, để tránh gây ra tiêu hóa không tốt cho dạ dày đường ruột, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
Không nên tùy tiện bồi bổ
Mùa thu-đông là mùa thích hợp để bồi bổ, nhưng bồi bổ cũng không nên tùy tiện, nên chú ý không nên không có bệnh cũng đòi bổ, không phân hư thực lạm dụng thuốc bổ.
Chúng ta nên bổi bổ một cách hợp lý, kỵ lấy thuốc bổ thay thực phẩm, vì bổ thuốc không tốt bằng bổ thực phẩm. Thực phẩm bồi bổ thì nên lấy bổ âm làm chủ, cụ thể bao gồm những thực phẩm sau: xương ức gà, phổi lợn, thịt ba ba, tổ yến, nấm tuyết, mật ong, vừng, sữa đậu nành, củ sen, quả óc chó, ý dĩ nhân, lạc, trứng vịt, rau chân vịt, quả lê…. Những thực phẩm này nếu kết hợp với các thực phẩm có ích khác hoặc kết hợp dùng với thuốc đông y thì hiệu quả càng tốt.
Ngủ trưa khoảng 10 phút
Rất nhiều bệnh nhân bị viêm gan sau bữa trưa thường cảm thấy mệt mỏi, vì vậy nên áp dụng “liệu pháp” đơn giản sau đây - mỗi ngày sau bữa trưa chợp mắt khoảng 10 phút. Lâm sàng chứng minh, chợp mắt một lúc sau bữa trưa chỉ cần khoảng 10 phút có thể tiêu trừ mệt mỏi, hiệu quả của nó còn tốt hơn cả giấc ngủ trong 2 tiếng.
Thậm chí trong lúc chúng ta chờ máy bay, tàu hỏa, thuyền hay ngồi xe bus hay xe công cộng đường dài thì nên cố gắng chợp mắt một lúc, như thế sẽ làm cho tinh thần của chúng ta sảng khoái và khỏe khoắn hơn.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
Ngày 16/2/2025, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai xác nhận một trường lên cơn dại và tử vong sau khi bị chó cắn từ…2 năm trước. Thông tin này khiến không ít người dân hoang mang vì khoảng thời gian từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dài tới 2 năm. Tuy nhiên, về mặt y khoa cũng như thực tiễn, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
- Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)