Bệnh bại liệt ở trẻ em xuất hiện trở lại tại Philippines sau 19 năm
Trẻ em uống vắcxin. (Nguồn: rappler.com)
Ngày 19/9, Bộ Y tế Philippines (DOH) xác nhận bệnh bại liệt ở trẻ em đã xuất hiện trở lại 19 năm sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố hết dịch tại quốc gia này.
Bộ trưởng Y tế Philippines Francisco Duque cho biết DOH tuyên bố dịch tái bùng phát sau khi xác định một trẻ 3 tuổi ở tỉnh Lanao del Sur, miền Nam quốc gia này mắc bệnh.
Chia sẻ với báo giới, ông Duque cho biết bệnh nhi này đã phục hồi sau khi được điều trị nhưng vẫn chịu những di chứng do bệnh để lại. Bên cạnh việc xác nhận dịch quay trở lại, ông Duque cho biết DOH đang đợi xác nhận một trường hợp khác nghi mắc chứng bại liệt cấp tính.
Ngoài ra, virus bại liệt đã được phát hiện trong các mẫu chất thải lấy từ quận Tondo của thủ đô Manila và các nguồn nước ở thành phố Davao, một thành phố lớn ở miền Nam Philippines trong các đợt thẩm định môi trường định kỳ.
Những mẫu vật đều được Viện Nghiên cứu Y học nhiệt đới quốc gia của Philippines xét nghiệm và các kết quả được kiểm nghiệm bởi Viện nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ.
Theo ông Duque, việc xác nhận một ca nhiễm virus bệnh bại liệt tuýp 2 hoặc xác định hai mẫu vật dương tính với virus này là đủ cơ sở để tuyên bố dịch xuất hiện trở lại.
Bộ Y tế Philippines cho rằng dịch tái xuất là do tỷ lệ tiêm phòng bại liệt thấp, các điều kiện xử lý chất thải và vệ sinh môi trường kém và thiếu quan tâm rà soát tình hình dịch bệnh tại các địa phương.
Ông Duque khẳng định DOH phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan, cùng sự hỗ trợ của WHO, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và nhiều đối tác khác, để chuẩn bị ứng phó nhanh với đợt bùng phát dịch. Các biện pháp ứng phó bao gồm triển khai uống vắcxin bại liệt đồng bộ từ tháng 10/2019 để bảo vệ mọi trẻ dưới 5 tuổi trong các vùng có nguy cơ.
Bên cạnh việc chủng ngừa, Bộ trưởng Y tế Philippines cũng khuyến cáo cộng đồng thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, ăn chín, uống sôi.
Bệnh bại liệt là loại bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh. Bệnh gây ra các di chứng liệt và trong một số trường hợp hiếm có thể dẫn tới tử vong. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị mà chỉ có thể phòng ngừa bằng cách tiêm nhắc lại các mũi vắcxin từ lâu đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả.
Virus bại liệt lây lan do tiếp xúc bằng đường miệng với chất thải của người bệnh qua thức ăn hoặc nước uống nhiễm virus./.
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tổ chức WHO vừa có thông tin về dịch bệnh lạ ở CHDC Congo khiến nhiều người mắc và tử vong.
Bang Colorado của Mỹ cảnh báo nguy cơ lây lan virus Tây sông Nile
Bang Colorado, Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Tây sông Nile ở người tại bang này trong năm nay là bệnh nhân ở hạt La Plata, tuy nhiên chính quyền không nêu thông tin chi tiết.
Hàn Quốc ghi nhận các ca mèo nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1
Bộ Nông nghiệp, thực phẩm và nông thôn cho biết người ta đã phát hiện những con mèo chết tại khu nuôi động vật ở Yongsan, Seoul, và các xét nghiệm xác nhận rằng hai trong số chúng chết vì virus H5N1.
WHO thông báo một trường hợp dương tính với MERS tại Abu Dhabi
WHO cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân nhiễm MERS-CoV tại Abu Dhabi đã tiếp xúc với lạc đà một bướu - vật chủ chính mang virus MERS-CoV; Bộ Y tế UAE chưa phản hồi về thông tin này.
Bùng phát một dịch bệnh lạ ở Nigeria, nhiều trẻ em nhập viện
Hầu hết các bệnh nhân nhập viện là trẻ em từ 3-13 tuổi, có các triệu chứng như đau họng, nhức đầu, sốt, khó nuốt, khó thở cùng nhiều triệu chứng khác.
Mỹ phát triển thiết bị phát hiện virus SARS-CoV-2 trong vòng 5 phút
Thiết bị mới có thể được sử dụng trong các bệnh viện, trường học và khu vực công cộng để hỗ trợ phát hiện virus SARS-CoV-2 cũng như có thể theo dõi những loại virus đường hô hấp khác.
Số ca mắc hội chứng Guillain-Barre tại Peru tăng đột biến
Chính phủ Peru đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia kéo dài 90 ngày, trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận bốn ca tử vong trong tổng cộng 165 ca mắc hội chứng Guillain-Barre.
ECDC: Châu Âu cần cảnh giác với dịch bệnh viêm phổi Legionnaires
Theo ECDC, dịch bệnh Legionnaires, một dạng viêm phổi do vi khuẩn Legionella gây ra từng bùng phát nghiêm trọng tại Liên minh châu Âu và Khu vực Kinh tế châu Âu, đang gia tăng trở lại gần đây.
Thái Lan ghi nhận số ca sốt xuất huyết cao kỷ lục trong 3 năm qua
Chính phủ Thái Lan cho biết kể từ tháng 1 đến nay, ít nhất 15 người đã tử vong do mắc sốt xuất huyết và tỷ lệ lây nhiễm cao gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, với hơn 19.000 ca.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)