Bệnh cúm mùa
Bệnh cúm mùa là gì?
Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người, có khả năng gây thành đại dịch và biến chứng hô hấp có thể gây tử vong.
Cơ chế lây bệnh?
Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với vi rút từ người bệnh thông qua dịch tiết khi hắt hơi, sổ mũi trong thời gian từ 1 đến 7 ngày sau khi khởi phát bệnh.
Dấu hiệu của bệnh cúm mùa
Những người bị cúm thường có các dấu hiệu triệu chứng như sau:
- Sốt (trên 38 độ) kéo dài 2-3 ngày;
- Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi;
- Hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi;
- Ho (ho khan hoặc ho có đờm);
- Đau họng và sổ mũi: Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì, đau tai, ngứa và khô cổ họng, ho.
- Ăn không ngon, mệt mỏi.
- Khả năng vị giác và khứu giác có thể bị giảm. khan giọng, nói như nghẹt mũi.
- Trường hợp nặng: bệnh có thể diễn biến gây viêm phổi, suy hô hấp …và có thể dẫn đến tử vong.
Làm gì khi mắc cảm cúm?
Nếu bản thân có các dấu hiệu nghi ngờ mắc cúm như trên thì cần hạn chế tiếp xúc với mọi người, đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm, liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở Y tế để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe kịp thời. Đồng thời cũng nên phòng tránh truyền nhiễm bệnh sang người khác, bằng cách:
- Không khạc nhổ bừa bãi.
- Khi ho hay hắt xì nên lấy khăn giấy che mũi, che miệng
- Rửa tay sau khi ho hay hắt xì
- Vệ sinh nhà ở, lớp học sạch sẽ, mở cửa phòng học cho thoáng, nhiều ánh sáng…
- Vệ sinh môi trường thông thoáng, không vứt rác tùy tiện…
Các biện pháp điều trị bệnh cúm
Hiện tại vẫn chưa có cách điều trị cúm triệt để, chỉ có các phương pháp giúp giảm nhẹ các triệu chứng, giúp người bệnh thoải mái và dễ chịu hơn.
- Nghỉ ngơi, dinh dưỡng: Thông thường bệnh cúm có thể tự khỏi sau thời gian ngắn khi người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi và uống nhiều nước để cơ thể dần chống lại sự nhiễm trùng. Không nên hút thuốc lá hoặc uống rượu trong thời gian này; cũng nên hạn chế trà, cà phê, các đồ uống có chất kích thích,… để tránh làm cơ thể thêm mệt mỏi. Về dinh dưỡng, người bệnh cúm nên tăng cường, bổ sung các loại rau và trái cây có màu xanh đậm, đỏ và vàng để nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
- Dùng thuốc: Cân nhắc dùng thuốc giảm đau. Dử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen để làm giảm đi các cơn đau do cúm gây ra
Các biện pháp khác để phòng ngừa cúm
Để phòng ngừa cúm, mỗi người dân cần:
- Tiêm phòng vắc xin: đây là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
- Nên tránh không gần người đang bị cảm cúm nhất là trong 3 ngày đầu vì lúc đó siêu virus dễ truyền nhiễm nhiều nhất.
- Phải uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như: kem, đá, nước lạnh.
- Thường xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng với nước sạch, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi.
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
- Vứt bỏ khăn giấy đúng cách sau khi sử dụng.
- Ở nhà khi cảm thấy không khỏe.
- Tránh chạm vào mắt, mũi hay miệng.
- Uống nhiều sinh tố C được chứng minh là dùng để trị cảm cúm hay phòng ngừa cảm cúm.
- Tăng cường dinh dưỡng, ăn đầy đủ các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo, rau củ quả để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất vừa giúp phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
Tiêm ngừa cúm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh
Đối với những người có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người gia, phụ nữ mang thai hoặc khi có các triệu chứng như sốt cao 3 ngày không thuyên giảm, khó thở, tức ngực, môi tím tái nên đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ hãy gọi cho chúng tôi để được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe hộ gia đình: ĐT: 0363.044.066
CDC Quảng Ninh chung tay vì sức khỏe người lao động
Không chỉ giữ vai trò then chốt trong công tác phòng chống dịch bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh ngày càng khẳng định vị thế là đơn vị y tế chủ lực trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến đời sống và sức khỏe của người lao động trên địa bàn. Mới đây nhất, ngày 18/4/2025, CDC Quảng Ninh đã phối hợp tổ chức thành công buổi truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho gần 200 cán bộ, công nhân lao động là nữ đoàn viên Công đoàn thuộc Công ty TNHH Yazaky Hải Phòng Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
Ngày 17/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã có buổi làm việc với Viễn thông Quảng Ninh (VNPT) nhằm trao đổi, thống nhất các nội dung liên quan đến việc xây dựng hệ thống quản lý tập trung tại đơn vị.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
Tật khúc xạ học đường: Gánh nặng sức khỏe và nỗ lực kiểm soát tại Quảng Ninh
Tật khúc xạ, bao gồm cận thị, viễn thị và loạn thị, đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại, đặc biệt trong lứa tuổi học đường.
CDC giám sát công tác bảo vệ môi trường y tế năm 2025
Thực hiện theo sự chỉ đạo của Sở Y tế, trong tháng 04/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã tiến hành giám sát công tác bảo vệ môi trường y tế năm 2025 tại một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đoàn công tác do TS. Trương Hoàng Kiên – Phó Giám đốc Trung tâm làm Trường đoàn, cùng lãnh đạo, cán bộ Khoa Sức khỏe môi trường – Y tế trường học (CDC Quảng Ninh).
CDC Quảng Ninh thực hiện quan trắc môi trường lao động và xét nghiệm mẫu nước ăn
Trong 02 ngày 10-11/04/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện quan trắc môi trường lao động và xét nghiệm mẫu nước ăn tại Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả – Vinacomin.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
BỆNH ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP
Bệnh điếc nghề nghiệp là một trong những bệnh lý phổ biến nhưng lại ít được quan tâm đúng mức. Điều nguy hiểm là bệnh điếc nghề nghiệp thường tiến triển âm thầm, không có dấu hiệu rõ ràng ban đầu và khi phát hiện thì tổn thương thính giác có thể đã không thể hồi phục. Người mắc bệnh điếc nghề nghiệp không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống và hiệu suất lao động.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025