Bệnh dại chỉ có thể phòng bằng tiêm ngừa
Những dấu hiệu của người bị bệnh dại là gì?
Người mắc bệnh dại có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:
Đau hoặc ngứa ở vết cắn (trên 80% các trường hợp)
Sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2-4 ngày.
Sợ nước (chứng sợ nước)
Không chịu được tiếng ồn, ánh sáng hoặc không khí
Sợ hãi khi thấy cái chết sắp xảy ra
Tức giận, bứt rứt và trầm cảm
Tăng động
Ở giai đoạn sau, chỉ thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng
Khi phát bệnh dại, bệnh nhân được điều trị thế nào?
Không có phương pháp điều trị đặc biệt nào một khi đã phát bệnh. Bệnh nhân gần như tử vong sau vài ngày phát bệnh. Chúng ta hầu như không thể làm được gì ngoài việc giữ cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và lo lắng bồn chồn.
Giữ bệnh nhân trong một căn phòng yên tĩnh với ánh sáng dịu và tránh các tác nhân kích thích (ví dụ như tiếng ồn lớn, không khí lạnh) vì chúng có thể làm tăng nguy cơ co thắt và co giật. Người chăm sóc bệnh nhân cần sử dụng thiết bị phòng hộ để tránh vết cắn hoặc tiếp xúc với nước bọt có chứa vi rút dại.
Bệnh dại không thể được điều trị bằng các biện pháp dân gian?
Đã có nhiều trường hợp tử vong do sử dụng các biện pháp y học cổ truyền, bài thuốc dân gian mà không tiêm ngừa.
Việc duy nhất phải làm khi bị chó mèo cắn, cào đó là đến cơ sở y tể để được tiêm ngừa và xử trí vết thương đúng cách. Đây là biện pháp duy nhất bảo vệ bạn trước bệnh dại.
Hoàn toàn đúng. Cho tới thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp y học cổ truyền hay bài thuốc dân gian nào chứng minh được sẽ chữa khỏi bệnh dại hiệu quả. Vì vậy, bạn phải tới ngay cơ sở y tế để được điểm tiêm ngừa và xử trí vết cắn. Nếu người bị chó cắn chỉ điều trị bằng thuốc Đông y/thuốc Nam thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh dại nếu vết cắn đó có chứa vi rút dại. |
Tiêm vắc-xin phòng dại có an toàn không?
Có, vắc xin phòng bệnh dại là vắc xin an toàn và hiệu lực bảo vệ cao. Những lo lắng về vắc xin dại gây bệnh dại là không chính xác. Tất cả các loại vắc-xin dại cho người đều đã được bất hoạt cũng như trải qua một loạt các kiểm định về chất lượng như: hiệu lực, độc tính, độ an toàn và vô trùng. Việc tiêm phòng bệnh dại không thể gây bệnh dại.
Những lo lắng, đồn thổi về vắc-xin phòng bệnh dại có thể khiến mất trí nhớ cũng không chính xác. Theo Bộ Y tế, hàng năm trung bình có khoảng 400.000 người đi tiêm phòng sau khi bị chó cắn trong vòng 5 năm gần đây, không có phản ứng phụ nặng sau tiêm nào được ghi nhận.
Nếu bị chó mèo của nhà cắn thì có cần tiêm vắc xin không?
Cần, bạn cần đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm ngừa dù chó mèo cắn bạn vẫn đang được theo dõi tình hình sức khỏe. Ở những nước có tỉ lệ bệnh dại lưu hành phổ biến trên đàn chó, mèo thì cần bắt buộc phải tiến hành điều trị và theo dõi chó/mèo gây ra vết cắn trong vòng 10 ngày.
Nếu con vật vẫn khỏe mạnh trong thời gian theo dõi, thì việc bạn tiêm vắc xin vẫn có ý nghĩa quan trọng. Vắc xin lúc này sẽ giúp bạn dự phòng trước phơi nhiễm, tức là sẽ ngăn ngừa bệnh dại cho người đó nếu bị cắn trong tương lai.
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030
- Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024