Bệnh đái tháo đường týp 2 và triển vọng chữa khỏi
Tuy nhiên, người ta có thể điều trị để bệnh thuyên giảm, thậm chí đưa về mức gần như khỏi hoàn toàn.
Giảm trọng lượng cơ thể
Tuyến tuỵ có thể lại bắt đầu sản sinh ra insulin - một loại hormon điều chỉnh lượng glucose trong máu. Gan có thể tự xác định được nguồn cung glucose của cơ thể và ngừng cung cấp ra lượng đường không mong muốn. Và điều này giúp cho những bệnh nhân đang phải uống thuốc để kiểm soát bệnh ĐTĐ týp 2 có thể không cần phải dùng thuốc nữa. Đây thực sự là tin vui đối với người mắc bệnh tiểu đường týp 2. Tuy nhiên, để đánh bại căn bệnh này, bạn sẽ cần phải giảm khoảng 10% trọng lượng cơ thể và luôn duy trì ở mức đó.
GS dinh dưỡng Mike Lean, Đại học Glasgow (Anh) lập luận rằng việc uống các loại thuốc điều trị chuyên biệt cho bệnh ĐTĐ týp 2 nhằm làm giảm lượng đường trong máu thực chất chỉ giải quyết được triệu chứng. Theo ông, hầu hết người mắc bệnh tiểu đường týp 2 đều bị thừa ra khoảng 12 - 19kg trên trọng lượng lý tưởng của họ và một trong những bi kịch lớn nhất đó là chúng ta đã biết đến điều này từ khoảng một thế kỷ trước, nhưng tất cả các phác đồ điều trị chỉ là làm giảm lượng đường trong máu - một cách giải quyết phần ngọn, nhưng gốc gác của vấn đề lại là dư thừa trọng lượng cơ thể.
Nên kiểm tra đường huyết thường xuyên.
Theo GS. Lean, chỉ số dễ nhận biết nhất của người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2 chính là khối mỡ bụng của họ. Một người đàn ông có vòng bụng trên 91cm hoặc một phụ nữ có vòng bụng trên 81cm đều có thể có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng này. Một nghiên cứu khác mô tả một chương trình tập thể dục cường độ cao như một cách phòng ngừa bệnh ĐTĐ týp 2 phát triển ở những người có các yếu tố nguy cơ. Nhưng theo GS. Lean, người ta không thể chạy trốn khỏi bệnh ĐTĐ nếu không có kế hoạch ăn uống lành mạnh và giảm trọng lượng dư thừa. Ông cũng chỉ ra những bằng chứng cho thấy mối liên quan của bệnh tật với dư thừa cân nặng.
Làm thế nào để quản lý được bệnh?
ĐTĐ týp 2 thường khởi đầu ở người lớn hoặc bệnh ĐTĐ không phụ thuộc inslin, là một tình trạng mạn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa đường, nguồn nhiên liệu chính của cơ thể.
Khi đã bị bệnh tiểu đường týp 2, cơ thể giảm khả năng chịu ảnh hưởng của insulin - một hormon điều chỉnh sự chuyển động của đường vào các tế bào - hoặc cơ thể không sản xuất đủ insulin để duy trì mức độ đường bình thường. Nếu không điều trị, hậu quả của bệnh tiểu đường týp 2 có thể đe dọa tính mạng.
Không có cách điều trị đặc hiệu bệnh tiểu đường týp 2, nhưng có thể quản lý - hoặc thậm chí ngăn chặn các vấn đề. Bắt đầu bằng cách ăn các loại thực phẩm lành mạnh, tập thể dục và duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục không đủ, có thể bạn phải cần đến thuốc điều trị bệnh ĐTĐ hoặc insulin để quản lý lượng đường trong máu. Đây cũng chính là liệu pháp mà hầu hết các bác sĩ áp dụng để giải quyết các triệu chứng của bệnh. Luôn ghi nhớ, để đánh bại bệnh tiểu đường, bạn cần phải mất khoảng 10% trọng lượng cơ thể.
Thừa cân là một yếu tố nguy cơ chính cho bệnh tiểu đường týp 2. Các mô mỡ có nhiều hơn, càng có nhiều tế bào kháng với insulin. Hoạt động thể chất sẽ giúp kiểm soát trọng lượng, sử dụng hết đường và làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin.
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm
Nâng cao năng lực cho hệ thống y tế cơ sở trong phát hiện, chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng là giải pháp chiến lược đang được ngành y tế tỉnh Quảng Ninh hướng đến.
Hưởng ứng Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 – Nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh đái tháo đường
Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 1991 và đã trở thành một ngày chính thức của Liên hợp quốc vào năm 2006. Đây là dịp để nhắc nhở và nâng cao nhận thức của cộng đồng toàn cầu về sự nguy hiểm của căn bệnh này, tạo ra một môi trường hỗ trợ toàn diện cho người bệnh – không chỉ về mặt y tế mà còn về tinh thần và xã hội.
Người trẻ tuổi ngày càng dễ mắc đái tháo đường type 2
Đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa với đặc điểm tăng đường huyết mạn tính, do cơ thể không sản xuất đủ insulin, sử dụng insulin không hiệu quả, hoặc cả hai. Hậu quả lâu dài của bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tim, mạch máu, thận, mắt và hệ thần kinh.
Ba thói quen tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học xác định ba yếu tố ăn uống tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 gồm: ăn ít ngũ cốc, ăn nhiều gạo và thịt chế biến sẵn.
Những thói quen ăn sáng tốt nhất để giảm lượng đường trong máu
Cách bạn bắt đầu ngày mới có thể ảnh hưởng lâu dài đến lượng đường trong máu của bạn.
Đi bộ sau bữa ăn giúp ích gì cho người bệnh tiểu đường?
Theo một số nghiên cứu gần đây, việc đi bộ sau khi ăn sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là người bệnh tiểu đường.
Tìm ra thủ phạm số 1 gây bệnh tiểu đường
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), 37,3 triệu người ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường (11,3% dân số) và 96 triệu người bị tiền tiểu đường (38,0% dân số trưởng thành).
Mức đường huyết bình thường ở người bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh đái tháo đường nên kiểm soát lượng đường trong máu 80-130 mg/dL khi đói và dưới 180 mg/dL khoảng 1-2 giờ sau ăn.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.