Bệnh do virus
Những ngày gần đây, các bệnh viện (BV) tại Hà Nội liên tục tiếp nhận nhiều ca bệnh nhi khá nặng vì thời tiết biến đổi khi chuyển mùa.
Rotavirus rình rập
Một bé trai 14 tháng tuổi vừa đến cấp cứu tại Khoa Nhi BV Bạch Mai, Hà Nội trong tình trạng hôn mê sâu. Dù được cấp cứu tích cực nhưng bé đã tử vong sau chưa đầy 2 giờ nhập viện.
![](http://nld.vcmedia.vn/A5flpgLhaXMMX9kSmF2jOOr7B792r/Image/2013/10/04/13anhchottrangsuckhoe_5c17b.jpg)
Theo các bác sĩ, đây là ca tử vong do tiêu chảy khá hiếm gặp trong thời gian qua. Gần đây, điều kiện y tế lẫn việc xử trí bệnh này không quá phức tạp.
Giới chuyên môn cho biết hiện nay cũng là thời điểm dịch tiêu chảy do Rotavirus bắt đầu xuất hiện. Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai, tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa thu - đông, đặc biệt là bé 3-24 tháng tuổi.
Virus gây tiêu chảy có thể xâm nhập cơ thể qua đường phân - miệng. Trẻ tiêu chảy phân lỏng, toàn nước, có lúc phân màu xanh, có thể có đờm nhớt; tiêu chảy và nôn ói có thể lên đến 20 lần/ngày.
“Thông thường, trẻ sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Trẻ có thể ho, sốt nên nhiều cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Nhiều cha mẹ còn tưởng trẻ bị tiêu chảy vì mọc răng, dẫn đến có trường hợp nhập viện trong tình trạng mất nước nặng, đe dọa tính mạng” - TS Dũng cảnh báo.
Biến chứng nguy hiểm là mất nước, mất muối quá nhiều, dễ dẫn đến trụy mạch nếu không được bù nước kịp thời. Cha mẹ nên cho trẻ uống dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì, không pha loãng hay đặc quá. Tuyệt đối không cho uống các loại nước ngọt, nước có gaz khi trẻ đang mất nước do tiêu chảy.
Nếu thấy trẻ mệt quá, bỏ bú, không ăn uống, không chơi, nằm li bì thì nên đưa đến BV. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy. Kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus mà còn làm giảm nhu động ruột dẫn đến tình trạng trướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, thậm chí tử vong.
Chớ xem thường sốt virus
Thời điểm giao mùa không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng là đối tượng tấn công của sốt siêu vi do nhiễm các loại virus khác nhau. Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm, bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh biến chứng nguy hiểm khó lường, nhất là với trẻ em.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Khoa Khám bệnh tự nguyện BV Nhi Trung ương, người nhiễm virus thường sốt cao, kèm theo ớn lạnh, đau toàn thân, mệt mỏi, chán ăn, đôi khi có rối loạn tiêu hóa, viêm kết mạc…
Bác sĩ Đỗ Tuấn Anh, Khoa Nhi BV Bạch Mai, cho biết khoảng 2 tuần nay, số trẻ viêm phổi tăng mạnh, nhiều trường hợp bị nặng do biến chứng của sốt virus. Phần lớn trẻ ở độ tuổi rất nhỏ, dưới 6 tháng; cá biệt có cháu chỉ mới hơn 10 ngày tuổi đã bị viêm phổi nặng.
Theo bác sĩ Tuấn Anh, trẻ sơ sinh nếu bị viêm phổi thì diễn biến rất nhanh, có cháu chỉ vài giờ và dấu hiệu lại thường không điển hình, dễ bị bỏ qua. “Với nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi, thậm chí chỉ húng hắng ho, không sốt (hoặc chỉ hâm hấp) nhưng đã bị biến chứng viêm phổi rất nặng. Đáng lưu ý là trong số trẻ viêm phổi, có tới 70%-80% bị sốt siêu vi nhưng do cha mẹ chủ quan, tự điều trị hoặc không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đã dẫn tới biến chứng” - bác sĩ Tuấn Anh cảnh báo.
Thời điểm giao mùa, không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng là đối tượng tấn công của sốt siêu vi do nhiễm các loại virus khác nhau. |
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản