CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG Ở BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG
Cập nhật: 14/7/2011 | 4:03:45 PM
Bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi và những bệnh về nha chu. Lượng vi khuẩn trong miệng sẽ phát triển theo tỉ lệ thuận với lượng đường huyết. Điều này chính là nguyên nhân gây ra nhiều rắc rối cho răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường.
Thuoc Giam Can Hieu Qua, Cách Giảm Cân Nhanh, Giam Can Hieu Qua, Giam Can Nhanh Nhat, Bi Quyet Giam Can Cua Sao, Thuc Don Giam Can Nhanh, Phương Pháp Giảm Cân, Cach Giam Beo Bung, Thuoc Giam Beo Nhanh, Thuc Pham Giam Can, Dong Trung Ha Thao, Dong Trung Ha Thao, Xe Tai Suzuki, Suzuki Grand Vitara 2013, Suzuki Grad Vitara, Hoc Dan Guitar, Hoc Dan Ghi Ta, Hoc Thanh Nhac, Học Đàn Organ, Thuoc Giam Can Best Slim USA, Thuốc Giảm Cân Best Slim, Revitalash, Hair By Revitalash, RevitaLash Advanced, RevitaBrow, Thuoc Moc Mi Revitalash, Can Tim Gia Su, Gia Su Tieng Anh, Gia Su Toan, Gia Su Cap 1, Best Slim USA, Great Slim USA
Ngược lại, nếu những bệnh về nướu (nha chu) càng phát triển thì lượng đường trong máu cũng tăng theo, khiến cho bệnh tiểu đường càng khó điều trị. Rắc rối này thường xảy ra ở những bệnh nhân tiểu đường không chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng.Vài bí quyết sau sẽ giúp ngăn ngừa những ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh tiểu đường đối với sức khỏe răng miệng đối với những người đang phải chung sống với căn bệnh này.
Điều chỉnh lượng đường huyết: Cần nghiêm chỉnh thực hiện những nguyên tắc cơ bản về chăm sóc răng miệng như đánh răng mỗi ngày ít nhất hai lần, dùng chỉ nha khoa ít nhất mỗi ngày một lần để lấy sạch những mảng thức ăn còn thừa bám ở những chỗ mà bàn chải đánh răng không thể làm sạch được. Có thể dùng thêm nước súc miệng nhằm loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trú ẩn trong khoang miệng và kẽ răng.
Khám răng miệng định kì ít nhất mỗi năm 2 lần để lấy vôi và làm sạch răng. Thông báo cho nha sĩ biết bạn đang bị bệnh tiểu đường. Nếu phải tiến hành những phẫu thuật về răng, nha sĩ sẽ thảo luận với bạn để chọn lựa phương pháp chữa trị tốt nhất, tránh trường hợp bị nhiễm trùng.
Thường xuyên theo dõi và kiểm tra lợi: Khi có bất kì triệu chứng hay dấu hiệu bất thường nào ở lợi, hãy thông báo ngay với nha sĩ để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Bỏ thuốc lá: Nếu bạn tiếp tục hút thuốc lá, những mối nguy về sức khỏe có liên quan đến bệnh tiểu đường sẽ tăng theo cấp số nhân. Do đó, bỏ thuốc lá là hành động tích cực góp phần cải thiện đáng kể cho sức khỏe của chính bạn.
(Nguồn: Healthmad)