Nhỏ thuốc tùy tiện có thể gây mù

Cập nhật: 14/7/2011 | 4:14:12 PM

TS Đào Lâm Hường, trưởng khoa glôcôm Bệnh viện Mắt T.Ư, cho hay trong số bệnh nhân bị glôcôm góc mở, số người từng nhỏ (tra) mắt bằng corticoid (nhóm thuốc kháng viêm, chống dị ứng) kéo dài lên đến 31,7-33,1%, trong đó người ở độ tuổi lao động (25-59 tuổi) chiếm trên 60%. Đây là kết quả đáng báo động do tùy tiện dùng thuốc nhỏ mắt có corticoid.

Thuoc Giam Can Hieu Qua, Cách Giảm Cân Nhanh, Giam Can Hieu Qua, Giam Can Nhanh Nhat, Bi Quyet Giam Can Cua Sao, Thuc Don Giam Can Nhanh, Phương Pháp Giảm Cân, Cach Giam Beo Bung, Thuoc Giam Beo Nhanh, Thuc Pham Giam Can, Dong Trung Ha Thao, Dong Trung Ha Thao, Xe Tai Suzuki, Suzuki Grand Vitara 2013, Suzuki Grad Vitara, Hoc Dan Guitar, Hoc Dan Ghi Ta, Hoc Thanh Nhac, Học Đàn Organ, Thuoc Giam Can Best Slim USA, Thuốc Giảm Cân Best Slim, Revitalash, Hair By Revitalash, RevitaLash Advanced, RevitaBrow, Thuoc Moc Mi Revitalash, Can Tim Gia Su, Gia Su Tieng Anh, Gia Su Toan, Gia Su Cap 1, Best Slim USA, Great Slim USA

Thuốc nhỏ mắt có corticoid khi được dùng theo toa bác sĩ - Ảnh: T.T.D.

Dễ bị mù

 

Glôcôm, dân gian hay gọi là bệnh thiên đầu thống hay cườm nước, là bệnh của dây thần kinh thị giác do áp lực trong mắt tăng cao, nếu không phát hiện và chữa trị sớm có thể gây mù. Tại VN, đây là nguyên nhân gây mù đứng hàng thứ 2. Điều tra năm 2007 tại 16 tỉnh thành có 25.000 người mù do glôcôm.

Nam bệnh nhân tên Q., 51 tuổi, ở Hà Nội, đến Bệnh viện Mắt T.Ư khám cách đây hai tuần, sau khi có kết quả tổn thương 90-95% đáy mắt, nguy cơ mù lòa rất cao. Ông Q. nói không có biểu hiện đau hay khó chịu ở mắt nên không đi khám và bệnh chỉ được phát hiện khi tình cờ đến thời điểm phải thay kính lão và bệnh nhân đi khám thường kỳ. “Tôi chỉ gặp vài dấu hiệu như có tia đỏ ở mắt, nhưng lại nghĩ do uống rượu, không nghĩ bị glôcôm”- ông Q. cho hay.

Theo bác sĩ (BS) Hường, bệnh nhân bị ngứa ở mắt rất hay tự mua corticoid nhỏ mắt do thuốc làm các biểu hiện ngứa, cộm, đỏ hết nhanh, tạo cảm giác dễ chịu, trong khi tùy tiện nhỏ mắt bằng corticoid dễ dẫn đến glôcôm mà không biết.

BS Hường khuyến cáo người dân chỉ sử dụng corticoid khi có chỉ định của BS, không tự mua tự nhỏ. Trường hợp bệnh nhân phải sử dụng corticoid toàn thân thì BS điều trị cũng cần biết một phản ứng phụ của thuốc là có thể dẫn đến bệnh glôcôm để khuyên bệnh nhân đi khám mắt kịp thời.

Từ tháng 3-2009, khi bắt đầu có những chương trình truyền thông cho bệnh nhân glôcôm, số lượng người bệnh có biểu hiện glôcôm đến khám tăng rất nhanh, trong đó có nhiều người trẻ. Điều đáng lưu ý là bệnh glôcôm góc mở hay gặp ở người trẻ tuổi. Do biểu hiện bệnh không rõ, người bệnh thấy mắt nhìn mờ thì nghĩ do mệt mỏi, công việc căng thẳng dẫn đến phát hiện bệnh muộn, nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực, thậm chí mù rất cao. Không như nhiều loại bệnh ở mắt sau điều trị có thể phục hồi thị lực, bệnh nhân glôcôm chỉ có thể điều trị để giữ thị lực, mắt không thể phục hồi như ban đầu.

Không chỉ bệnh nhân thiếu kiến thức về bệnh, BS Hường cho hay cán bộ y tế ở các địa phương cũng chưa có nhiều thông tin về bệnh glôcôm, từ đó dẫn đến tình trạng bệnh nhân chưa cần phẫu thuật lại chỉ định phẫu thuật hoặc đáng phẫu thuật lại chỉ cho dùng thuốc.

“Tôi có một bệnh nhân đang là sinh viên năm 2. Cách đây hai năm em mắc bệnh glôcôm nhưng bệnh viện địa phương hoàn toàn không phát hiện. Em đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn cực nặng, không đếm được hai ngón tay cách mắt 1m, không nhìn được bảng và hoàn toàn nhờ bạn chép bài hộ, rất may là mắt cũng như các phần cơ thể khác luôn cố gắng tự cứu và em đã được điều trị giữ được thị lực”- BS Hường cho hay.

 

Phát hiện bệnh thế nào?

Theo BS Hường, triệu chứng điển hình của bệnh glôcôm là tăng nhãn áp như: đau nhức mắt, đỏ mắt, nhìn tán sắc, buồn nôn..., thị trường (vùng mắt có thể nhìn thấy) bị thu hẹp, đau bụng, mắt nhìn mờ hoặc cảm giác như nhìn qua màn sương, sờ vào nhãn cầu thấy cứng như hòn bi... Có thể phát hiện các dấu hiệu bệnh thông qua khám và soi đáy mắt, nhất là những người bệnh đã có những biểu hiện rõ ràng như kể trên. Đối với những bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng, bệnh thường phát hiện muộn hơn.

Nhóm có nguy cơ mắc bệnh glôcôm cao nhất là bệnh nhân 35 tuổi trở lên, là người ruột thịt với bệnh nhân glôcôm, có tiền sử sử dụng corticoid toàn thân hoặc nhỏ mắt kéo dài, có bệnh mãn tính như đái tháo đường, cao huyết áp. Những bệnh nhân này cần thường xuyên khám mắt định kỳ để được phát hiện bệnh sớm. Trường hợp đã được xác định mắc glôcôm và đã được điều trị cũng cần khám định kỳ, vì đây là loại bệnh không khỏi hẳn phải đề phòng suốt đời.

(Nguồn: yteduphongthuduc)

In bản tin