Mắc tiểu đường vì tiếp xúc với động vật gặm nhấm?

Cập nhật: 16/6/2013 | 7:50:54 PM

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Public Library of Science ONE đã chỉ ra: các động vật hoang dã, đặc biệt là động vật gặm nhấm như chuột là nhân tố gây nên bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em, nhất là đối với những trẻ có hệ miễn dịch yếu.

Mắc tiểu đường vì tiếp xúc với động vật gặm nhấm?

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đến từ Đại học Newcasle (Anh) đã khảo sát 468 trẻ trong độ tuổi dưới 14, đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 1 tại khu vực phía đông nam nước Anh. 

 

Không giống như tiểu đường loại 2 khi chủ yếu gây bệnh ở người lớn, tiểu đường loại 1 thường biểu hiện ở trẻ em và không liên quan đến tình trạng béo phì hoặc ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt. Khi cơ thể ngừng sản xuất insulin, trẻ sẽ mắc bệnh này.

 

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy: cứ 6 năm lại xảy ra các điểm bùng phát bệnh tại một số thời điểm nhất định trong năm.

 

Từ đó, các nhà khoa học khẳng định: tiểu đường loại 1 cũng giống như bệnh cúm hoặc sởi khi tình trạng này có thể lây lan và tác nhân gây bệnh chính là các loài động vật hoang dã, đặc biệt là động vật gặm nhấm như chuột.

 

Theo TS Richard McNally, trưởng nhóm nghiên cứu “Nhiều bằng chứng đã khẳng định rằng sự phát triển của tiểu đường loại 1 là do sự nhiễm trùng và có nguy cơ lây lan. Sau khi đối chiếu với các bệnh truyền nhiễm, chúng tôi tìm thấy sự tương đồng trong cơ chế lây lan nguồn bệnh”.

 

Ông cũng cho rằng tiểu đường loại 1 hoàn toàn không lây từ người này sang người khác, nhưng nếu con bạn tiếp xúc với động vật hoang dã thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý điều này để con em mình thực sự an toàn và cách ly với nguồn bệnh.

 


(Nguồn:  Dailymail)

In bản tin