Biến chứng đái tháo đường (ĐTĐ) hiện nay đã không còn xa lạ với người bệnh tiểu đường nữa. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn luôn lo lắng, sợ rằng sẽ mắc các biến chứng làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Mới đây, các chuyên gia ĐH Queensland (UOQ) Australia vừa thực hiện nghiên cứu và phát hiện thấy sử dụng thảo dược kết hợp thuốc tân dược có tác dụng tốt đối với bệnh ĐTĐ.
Tính hiệu quả và an toàn của Y học cổ truyền trong điều
trị ĐTĐ type 2
Thông thường, các loại thuốc quy ước điều trị bệnh ĐTĐ có hiệu
quả cao hơn so với thảo dược. Trong nghiên cứu, nhóm đề tài đã tiến hành thử
nghiệm lâm sàng trên 800 người lớn mắc bệnh ĐTĐ type 2 theo hai cách: chỉ dùng
glibenclamicle và dùng glibenclamicle kết hợp với Y học cổ truyền phương Đông.
Kết quả, những người dùng glibenclamicle kết hợp với dược thảo thì mức hạ đường
huyết giảm hơn 30% so với nhóm chỉ dùng glibenclamicle. Ngoài ra, nó còn hạn chế
được các triệu chứng như giảm triệu chứng táo bón, giảm cảm giác nóng trong người,
hồi hộp, đánh trống ngực, tiểu đêm, cải thiện giấc ngủ…
Theo ông Sanjoy Paul, trưởng nhóm nghiên cứu thì y học cổ
truyền từ lâu đã được người dân phương Đông dùng để điều trị bệnh ĐTĐ nhưng
trên thế giới còn rất ít thông tin nói về thảo dược, nhất là tính an toàn và hiệu
quả của thảo dược, chính vì vậy mà nhiều người còn ngại không dám dùng. Đây
cũng là một nghiên cứu lâm sàng lớn nhất từ trước tới nay khẳng định tính hiệu
quả và an toàn của Y học cổ truyền trong điều trị bệnh ĐTĐ type 2 (Tạp chí PLOS
ONE tháng 4/2013).
Sử dụng thảo dược với thuốc tân dược có tác dụng tốt với người bệnh ĐTĐ.
Chế độ ăn uống, vận động, cách dùng thuốc hợp lý
cho bệnh nhân ĐTĐ type 2
Đối với mỗi người bệnh ĐTĐ đều có một chế độ điều trị phù hợp
với mức độ bệnh, đặc điểm sinh hoạt riêng. Người bệnh ĐTĐ nên kiêng và hạn chế
tối đa các loại đường hấp thu nhanh (nước ngọt, bánh ngọt, trái cây khô…), ăn
nhiều rau xanh sẽ làm giảm sự hấp thu đường và cholesterol sau ăn, giúp tránh
táo bón. Đối với việc tập luyện, bệnh nhân nên tập các môn rèn luyện sự dẻo dai
bền bỉ như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, các bài tập dưỡng sinh,… nên tránh các
môn đòi hỏi thể lực cao như cử tạ… Bài tập nên có cường độ nhẹ nhàng lúc đầu và
tăng dần theo thời gian. Tránh quá sức, và phải có sự theo dõi của thầy thuốc.
Việc tuân thủ chế độ ăn và tập luyện đúng cách sẽ góp phần quan trọng trong việc
kiểm soát đường huyết.
Các thầy thuốc Đông Y khi điều trị bệnh nhân ĐTĐ type 2 sẽ
tùy thuộc tình trạng của người bệnh mà quyết định chỉ dùng thuốc Tây y
(Glucophage, Diamicron, Amaryl, Mixtard…), hay thuốc Đông y (Khổ qua, dây
thìa canh, hoài sơn, thương truật…), hay kết hợp cả hai loại thuốc Đông y và
Tây y nhằm làm tăng tác dụng hạ đường huyết, giảm các tác dụng phụ, giảm chi
phí điều trị… Bên cạnh việc dùng các thang thuốc kinh điển (Lục vị tri bá…) có
thể gây bất lợi cho người sử dụng do phải sắc nấu, không tiện nếu phải đem xa…,
các thuốc Y học cổ truyền ngày nay còn có các dạng thuốc được bào chế theo
phương pháp hiện đại (dạng viên con nhộng, viên tròn…) nhằm làm tăng tác dụng hạ
đường huyết và dễ dàng sử dụng cho bệnh nhân hơn.