Những lưu ý khi tập thể dục ở người bị tiểu đường

Cập nhật: 8/8/2014 | 10:27:34 AM

Tập thể dục thường xuyên có thể ngăn chặn và giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường. Rèn luyện sức khỏe và chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bệnh nhân tiểu đường đạt kết quả tốt trong quá trình luyện tập, giảm mỡ và kiểm soát lượng đường trong máu. Những lưu ý sau đây sẽ giúp người tiểu đường phòng tránh được nguy hiểm và đạt hiệu quả khi tập luyện.

nhung-luu-y-khi-tap-the-duc-o-nguoi-bi-tieu-duong

Những người bị tiểu đường cần có chế độ tập thể dục và dinh dưỡng riêng. Ảnh minh họa: internet

Trước tiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ về cách theo dõi bệnh tiểu đường trước khi bắt đầu luyện tập. Chuẩn bị các thiết bị theo dõi lượng đường như máy bơm insulin, máy theo dõi hàm lượng glu-cô (CGM) và kiểm tra sức khỏe. Xác định chỉ số đường huyết để có chương trình luyện tập phù hợp. Khi được bác sĩ đồng ý cho luyện tập, bạn cũng nên tham khảo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng có chuyên môn về thể thao và bệnh tiểu đường.

Tránh bị hạ đường huyết trước, trong và sau thời gian tập luyện rất quan trọng. Nếu bị hạ đường huyết trong lúc tập luyện, nên đợi đến khi lượng đường tăng đến100 mg/dL. Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc insulin, không nên bắt đầu các bài tập nâng cao sức bền trong 1 tuần sau khi hạ đường huyết đột ngột.

Triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm đổ mồ hôi, tim đập nhanh, rối loạn tâm thần và động kinh. Khi bắt đầu một môn thể thao đòi hỏi sức bền, nên tuân theo năm lời khuyên sau:

1. Kiểm soát lượng đường trong máu ở mức cho phép.

2. Luôn chuẩn bị lượng đường dự trữ – thuốc đường (glucose tablet), nước uống thể thao, gel hoặc thanh năng lượng – khi luyện tập.

3 . Đeo vòng cảnh báo y tế ID , hoặc bất kỳ thẻ y tế giúp các nhân viên y tế lưu ý đến bạn để có sự giúp đỡ kịp thời.

4. Đảm bảo ăn đầy đủ và uống nhiều nước trong quá trình luyện tập. Mất nước càng làm tăng nguy cơ tăng đường huyết và lượng đường cao trong máu.

Kiểm soát lượng đường trong máu

-Thực phẩm cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Chế độ ăn, thức ăn nhẹ và đồ uống phải phù hợp với người bị tiểu đường và theo dõi thường xuyên để có sự điều chỉnh kịp thời.

-Trước khi luyện tập: Ăn nhẹ, khoảng 200 calo gồm tinh bột, protein và chất béo. Ví dụ, ½ chén bột yến mạch và ½ cốc sữa không béo hoặc một lát bánh mì ngũ cốc nguyên hạt với một muỗng canh bơ đậu phộng (15 gram tinh bột / 7 gram protein / 9 gram chất béo.) Khẩu phần này giúp tiêu thụ chất xơ khi luyện tập.

-Trong khi tập: Sau khi tập được khoảng 45 đến 60 phút, tiêu thụ 15 gram các chất bột đường đơn giản như uống khoảng 200 ml thức uống bổ sung năng lượng (khoảng 1 ly), nửa trái chuối, một nắm nho khô hoặc các chất bột đường thay thế khác (ví dụ: gel thể thao hoặc kẹo bọc đường).

-Sau khi tập: Ăn no để tránh giảm đường huyết.

Trong vòng 15 phút sau khi tập nên ăn một bữa nhẹ, như 1-2 hũ sữa chua không chất béo và một quả táo nhỏ (35 gram tinh bột/ 7 gram protein) hoặc các loại bánh có chứa protein tự làm hay chế biến sẵn. Ăn uống bình thường sau 2 giờ; kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Kiệt sức sau khi tập có thể là do hạ đường huyết.

Bổ sung nước: Uống nước thường xuyên trước, trong và sau khi tập luyện; uống khoảng 200 ml – 400 ml (khoảng 1-2 ly nước) nước trước khi tập thể dục, và tiếp tục uống nước trong và sau khi hoạt động thể chất để bổ sung lượng chất lỏng đã mất. Sau khi tập được 2 giờ, màu nước tiểu phải trong suốt. Nếu không thì tiếp tục uống nước đến khi nước tiểu đổi màu.


(Nguồn: bacsi.com)

In bản tin