Khi có 4 dấu hiệu này ở bàn chân, có thể bạn đã rơi vào "bẫy" bệnh tiểu đường
Cập nhật: 6/10/2017 | 7:50:47 AM
Khi xuất hiện 4 triệu chứng này ở vùng bàn chân, là cơ thể đang cảnh báo bạn có mức đường trong máu quá cao, bệnh tiểu đường. Hãy khẩn trương kiểm tra y tế càng sớm càng tốt.
Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính mà đặc trưng là người bệnh có tỉ lệ lượng đường trong máu cao. Đây là căn bệnh có quy trình điều trị rất rườm rà, một khi chẳng may mắc bệnh, bệnh nhân có thể phải dùng thuốc suốt đời.
Dữ liệu nghiên cứu lâm sàng tại Trung Quốc cho thấy, một nửa số người trưởng thành nằm trong vòng nguy cơ mắc tiền tiểu đường, trong giai đoạn này, chỉ cần cơ thể nhận thêm bất kỳ một yếu tố bất lợi nào đó tác động, nó sẽ thực sự tiến triển thành bệnh tiểu đường.
Hiểu một cách đơn giản, bệnh tiểu đường gần như có sẵn, bạn chỉ cần bổ sung thêm yếu tố gây bệnh là chúng sẽ phát triển nặng.
Thật may, nghiên cứ của các chuyên gia cho thấy, bệnh tiểu đường có những dấu hiệu cảnh báo sớm một cách rõ ràng, giúp người bệnh có thể quan sát và dự phòng hiệu quả. Bằng cách nhìn vào những thay đổi khác thường trên bàn chân để nhận biết.
4 tín hiệu cho thấy bệnh tiểu đường đang xuất hiện trong cơ thể
1. Xuất hiện dấu hiệu của vết loét
Nếu chân bạn đang bình thường trước đó, không có vết thương hở hay lây nhiễm ngoài da, bỗng một ngày xuất hiện vết loét, từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, có tỉ lệ khác nhau. Đó là lúc, bạn thực sự phải đi gặp bác sĩ điều trị tiểu đường.
2. Ngón chân hình quả dưa chuột (tròn ở đầu)
Triệu chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường hoặc bệnh thần kinh, mặc dù nó có ít ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật, nhưng cũng là một cảnh báo sớm về bệnh tiểu đường. Một khi cơ thể có dấu hiệu này thì bạn nên kịp thời theo dõi lượng đường trong máu.
3. Ngón chân chuyển màu trắng bệch
Khi ngón chân bỗng nhiên chuyển sang màu trắng, hoặc da chân có xu hướng sáng bệch hơn, sẽ có hai tình huống chính xảy ra đó là có thể bạn đã bị bệnh gan, hoặc bị tiểu đường.
Lúc này, cần quan sát thêm các dấu hiệu khác trên cơ thể để phán đoán xem khả năng mắc bệnh nào nhiều hơn. Nhưng cách nhận biết chính xác nhất chính là đến bệnh viện kiểm tra sớm. Bởi dù là gan hay tiểu đường, thì đều không còn là vấn đề nhỏ nữa.
4. Đi lại có dấu hiệu khập khiễng bất thường
Người mắc bệnh tiểu đường thì các mạch máu sẽ hoạt động không được thuận lợi, cho nên nếu đi bộ một đoạn dài bạn sẽ cảm giác rất đau ở vùng chân. Khi đó, dừng lại nghỉ một chút lại thấy đỡ. Tình trạng này được gọi là chân khập khiễng do tiểu đường gây ra.
Nếu bệnh nặng hơn nữa, các mạch máu sẽ bị tắc nghẽn nhiều hơn. Đây chính là giai đoạn tiến triển thêm một mức nặng hơn, tạo thành giai đoạn "nghỉ ngơi cũng đau". Tức là bạn không đi lại, chân vẫn đau đến mức cảm thấy rõ ràng, thậm chí sẽ đau suốt đêm khiến bạn mất ngủ.
Muốn phòng bệnh tiểu đường, phải làm cho được 2 việc quan trọng
Các chuyên gia khuyên rằng, bệnh tiểu đường thời kỳ đầu, có nhiều người mắc nhưng nó không phải là bệnh nghiêm trọng. Nhưng nếu không can thiệp hay điều trị, thay đổi thói quen sống, thì vô tình bệnh sẽ tăng nặng, bạn sẽ trở thành bệnh nhân mắc tiểu đường.
Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu, để không chỉ có thể ngăn ngừa, trì hoãn sự xuất hiện của bệnh tiểu đường mà còn đảo ngược tình thế, hoàn toàn loại bỏ trước các nguy cơ gây ra tiểu đường. Điều quan trọng, mỗi người cần phải làm tốt 2 việc sau đây:
1. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý
Tổng lượng calo hàng ngày không nên quá cao, hãy cố gắng lựa chọn chất béo thấp, ít protein, ít calo và thực phẩm giàu chất xơ.
Thường xuyên áp dụng thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, dựa theo tình trạng sức khỏe. Chú ý đi ngủ sớm, hạn chế thức khuya. Tránh ăn uống quá nhiều.
2. Duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý
Nghiên cứu khẳng định rằng, tập thể dục liên tục có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Ít nhất mỗi ngày nên tập trong thời gian khoảng 30 phút hoặc nhiều hơn, tập sao cho tới mức cơ thể phải đổ chút mồ hôi là được.
Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng, nhiều người mắc bệnh tiểu đường chỉ có thói quen đo đường huyết lúc đói. Thực tế cho thấy, dù bạn đang có thể trạng khỏe mạnh, thì cũng nên đo vào thời điểm sau bữa ăn để tiện theo dõi. Đây là việc quan trọng trong phòng ngừa tiểu đường.
Những người sống ở vùng ăn gạo và thực phẩm tinh bột là món ăn chính, đo lượng đường máu sau bữa ăn có thể có chỉ số cao hơn bình thường. Nhưng nếu đo mà có chỉ số thường xuyên cao hơn hẳn, thì đó cũng là một trong những dấu hiệu cần phải xem xét, kiểm tra.
(Nguồn: afamily.vn)
- Kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch năm 2024 (30/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá nhu cầu mua Đèn mổ di động (Đèn mổ treo tường) (29/10/2024)
- Tập huấn điều trị, chăm sóc HIV/AIDS và quản lý thuốc kháng HIV (29/10/2024)
- Tập huấn kiến thức Nha học đường năm 2024 (25/10/2024)
- Kế hoạch sửa chữa, thay thế mới linh kiện, thiết bị máy tính văn phòng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/10/2024)
- Hội nghị tham vấn về hoạt động Dự án USAID tăng cường năng lực địa phương trong dự phòng, giám sát và đáp ứng dịch bệnh tại Quảng Ninh (24/10/2024)
- Chi bộ Phòng chống HIV/AIDS Bệnh không lây nhiễm tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý IV (24/10/2024)
- CDC Quảng Ninh giám sát công tác triển khai tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2024 (24/10/2024)
- Bệnh đái tháo đường týp 2 và triển vọng chữa khỏi (2/10/2017)
- Những dấu hiệu cho thấy lượng đường huyết của bạn đang ở mức quá cao (1/10/2017)
- Tăng lượng muối có liên quan với nguy cơ tiểu đường (22/9/2017)
- 70% người mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam chưa được chẩn đoán (21/9/2017)
- Đông y trị đái tháo đường (13/9/2017)
- Báo động nhiều trẻ nhỏ đã mắc đái tháo đường: 5 dấu hiệu nhận biết sớm bệnh này (12/9/2017)
- Hi vọng tìm ra thuốc ngừa tiểu đường và bệnh tim (6/9/2017)
- Hơn 50% bệnh nhân chết vì đái tháo đường trước tuổi 60 (31/7/2017)
- Người tiểu đường có cần cấm tuyệt đối ăn trái cây ngọt? (18/7/2017)
- 7 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đái tháo đường týp 2 (17/7/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều