Tìm ra thủ phạm số 1 gây bệnh tiểu đường
Cập nhật: 13/7/2022 | 2:28:22 PM
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), 37,3 triệu người ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường (11,3% dân số) và 96 triệu người bị tiền tiểu đường (38,0% dân số trưởng thành).
Bệnh tiểu đường xảy ra khi bạn có quá nhiều đường, còn được gọi là glucose
Bệnh tiểu đường xảy ra khi bạn có quá nhiều đường, còn được gọi là glucose. Thông thường, khi cơ thể bạn tiêu hóa thức ăn, đường sẽ đi vào máu, sau đó đi vào tế bào của bạn, nơi nó đóng vai trò là nhiên liệu cho các tế bào.
Đường đi vào tế bào với sự trợ giúp của hormone insulin. Khi bạn ăn, tuyến tụy tiết insulin vào máu. Khi insulin lưu thông, nó hoạt động giống như một chiếc chìa khóa cho phép đường đi vào tế bào và làm giảm lượng đường trong máu.
Ở những người mắc bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường, quá trình này không làm việc theo cách đúng. Thay vì cung cấp năng lượng cho tế bào, đường sẽ tích tụ trong máu của bạn.
Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường, theo các chuyên gia:
COVID-19 và bệnh tiểu đường
Những người bị nhiễm COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau đó một năm cao hơn 40%
Theo các nghiên cứu gần đây, những người bị nhiễm COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau đó một năm cao hơn 40% - Tiến sĩ y tế Kathleen Wyne cho biết.
Ăn kiêng
Một nghiên cứu trên 200 nghìn người được công bố trên tạp chí PLoS Medicine cho thấy chế độ ăn uống bao gồm các loại thực phẩm như trái cây, đậu, hạt, rau và ngũ cốc nguyên hạt giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, trong khi những người tiêu thụ ngũ cốc tinh chế và quá nhiều đường có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.
Chế độ ăn uống lành mạnh hơn, có lẽ tác động lớn nhất đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn
Chuyên gia dinh dưỡng Robert H. Shmerling cho biết: "Với sự gia tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Mỹ, các nghiên cứu xác định các phương pháp phòng ngừa là đáng được chú ý. Chế độ ăn uống lành mạnh hơn, có lẽ tác động lớn nhất đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn".
Không tập thể dục
Tập thể dục rất quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Các chuyên gia cho biết, tập thể dục rất quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Theo đó, những người mắc bệnh tiểu đường đi bộ ít nhất 2 giờ một tuần ít có nguy cơ tử vong vì bệnh tim hơn những người ít vận động và những người tập thể dục 3- 4 giờ một tuần thậm chí còn giảm nguy cơ mắc bệnh hơn thế nữa.
Những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường dành ít nhất 4 giờ một tuần để tập thể dục vừa phải (bao gồm cả đi bộ) hoặc vận động mạnh có nguy cơ phát triển bệnh tim thấp hơn 40% so với những người không tập thể dục.
Những lợi ích này vẫn tồn tại ngay cả sau khi các nhà nghiên cứu đã điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, bao gồm BMI, hút thuốc và các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác.
Ngồi cả ngày (Đặc biệt đối với phụ nữ)
Những phụ nữ ngồi trong thời gian dài trong ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và kháng insulin cao hơn
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Dự phòng Mỹ cho thấy những phụ nữ ngồi trong thời gian dài trong ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và kháng insulin cao hơn.
Tiến sĩ Thomas Yates, giảng viên cao cấp về hoạt động thể chất, hành vi ít vận động và sức khỏe của trường Đại học Leicester (Mỹ) cho biết tác động của việc ngồi lâu trong ngày có hại đến kháng insulin và viêm mãn tính mức độ thấp ở phụ nữ chứ không phải nam giới.
Theo các chuyên gia, cho dù những phụ nữ đáp ứng các khuyến nghị quốc gia về 30 phút tập thể dục mỗi ngày song vẫn có thể ảnh hưởng sức khỏe nếu họ ngồi trong suốt thời gian còn lại của ngày.
Do đó, việc phụ nữ dành ít thời gian ngồi hơn có thể là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh mãn tính.
Thừa cân
Thừa cân hoặc béo phì là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường
Thừa cân hoặc béo phì là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường. Mối liên hệ giữa chất béo quá mức và bệnh tiểu đường rất mạnh mẽ nên đã dẫn đến một thuật ngữ mới: "bệnh tiểu đường".
Bác sĩ chuyên khoa nội tiết Jay Waddadar cho biết: "Một số người không hiểu tầm quan trọng của việc thực hiện các bước để kiểm soát nó vì họ cảm thấy khỏe vào thời điểm chẩn đoán. Nhưng đó là một sai lầm lớn. Tiểu đường là một căn bệnh âm thầm gây hại cho cơ thể bạn nếu nó không được kiểm soát, ngay cả khi bạn cảm thấy ổn.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Mức đường huyết bình thường ở người bệnh tiểu đường (4/5/2022)
- Vì sao người gầy vẫn mắc bệnh tiểu đường? (12/4/2022)
- Những thói quen nguy hại cho bệnh nhân đái tháo đường trong mùa lạnh (26/10/2021)
- Virus Covid-19 có thể gây đái tháo đường (5/10/2021)
- 15 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường ở phụ nữ ngoài 40 (9/10/2020)
- Phát hiện đột phá trong việc chữa trị bệnh tiểu đường tuýp 2 (4/9/2020)
- Người bệnh đái tháo đường trong mùa hè cần lưu ý những gì? (29/6/2020)
- 7 dấu hiệu của tiền tiểu đường bạn không nên bỏ qua (9/6/2020)
- Lời khuyên cho người bệnh tiểu đường vào mùa Hè (5/5/2020)
- Người bệnh đái tháo đường nên ăn uống thế nào? (22/9/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều