8 cách hạ huyết áp không dùng thuốc
Cập nhật: 11/3/2012 | 6:18:18 PM
Đi bộ, thở sâu, uống trà là những cách vô cùng đơn giản nhưng lại giúp điều hòa huyết áp một cách hiệu quả.
1. Đi bộ: Nhiều thí nghiệm thực tế cho thấy, huyết áp của những bệnh nhân thường xuyên đi bộ tập thể dục giảm được khoảng 8 - 6mmHg. Vận động giúp chức năng điều hòa oxy của tim hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy quá trình bơm máu tới các bộ phận trong cơ thể. 30 phút luyện tập mỗi ngày sẽ tăng sức bền cho tim.
2. Thở sâu: Thở sâu, chậm, kết hợp với luyện khí công, yoga, Thái cực quyền giúp giảm các loại hormon gây căng thẳng - tác nhân làm tăng lượng renin, một loại enzym trong thận làm tăng huyết áp. Cách hiệu quả nhất là tập thở sâu 5 phút vào sáng và tối.
3. Thực phẩm giàu ka-li: Theo GS Linda Van Horn, chuyên gia tại Đại học Dược Feinberg (Mỹ), các loại rau củ quả giàu ka-li rất quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Lượng ka-li thích hợp là từ 2.000 - 4.000mg/ngày. Các loại thực phẩm giàu ka-li gồm khoai tây, cà chua, nước cam, chuối, đậu đỏ, đậu Hà Lan, dưa hấu, dưa bở và một số loại quả khô như mận và nho khô.
4. Cà phê không chứa caffeine: Nghiên cứu của Trung tâm Y dược, Đại học Duke (Mỹ) cho thấy, 500mg caffeine trong 3 ly cà phê (cỡ 220ml) làm tăng huyết áp thêm 4mmHg. Theo PGS Jim Lane, Đại học Duke, caffeine làm tăng huyết áp bằng cách thặt chặt các mạch máu và khuếch đại các hiệu ứng căng thẳng: "Khi căng thẳng, tim sẽ bơm nhiều máu hơn, làm tăng huyết áp và caffeine góp phần khuếch đại hiệu ứng này".
5. Trà bụt giấm: Cách dễ dàng nhất để điều hòa huyết áp là uống trà. Trong một nghiên cứu của Đại học Tufts, các bệnh nhân huyết áp cao được cho uống trà bụt giấm (còn gọi là bụp giấm) hằng ngày. Kết quả cho thấy, huyết áp tâm thu giảm được 7 điểm trong vòng 6 tuần, tương đương với điều trị bằng thuốc. Theo các nhà khoa học, chất phytochemical trong bụt giấm có tác dụng rất lớn trong việc giảm huyết áp.
6. Nghỉ ngơi nhiều hơn: Theo nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) trên 24.205 cư dân địa phương, làm việc quá 41 tiếng/tuần sẽ đẩy cao nguy cơ tăng huyết áp lên 15%. Làm việc quá mức sẽ làm giảm thời gian vận động và ăn uống lành mạnh. Tốt nhất nên làm việc và nghỉ ngơi điều độ để dành thời gian đi tập thể dục hoặc chuẩn bị một bữa ăn giàu dinh dưỡng.
7. Nghe nhạc: Trong một nghiên cứu của Đại học Florence (Italia), 25 bệnh nhân đang điều trị huyết áp cao được cho nghe các loại nhạc cổ điển, nhạc truyền thống Italia trong khoảng 30 phút mỗi ngày, kết hợp hít thở sâu và chậm. Sau một tuần, huyết áp tâm thu của các bệnh nhân đã giảm được 3,2 điểm và một tháng sau giảm được 4,4 điểm.
8. Đậu nành: Một nghiên cứu đăng tải trên chuyên san của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, chế độ ăn hạn chế carbohydrate nhưng nhiều các thực phẩm từ đậu nành hoặc sữa sẽ giúp giảm huyết áp tâm thu ở các bệnh nhân huyết áp cao hoặc có bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của bệnh.
2. Thở sâu: Thở sâu, chậm, kết hợp với luyện khí công, yoga, Thái cực quyền giúp giảm các loại hormon gây căng thẳng - tác nhân làm tăng lượng renin, một loại enzym trong thận làm tăng huyết áp. Cách hiệu quả nhất là tập thở sâu 5 phút vào sáng và tối.
3. Thực phẩm giàu ka-li: Theo GS Linda Van Horn, chuyên gia tại Đại học Dược Feinberg (Mỹ), các loại rau củ quả giàu ka-li rất quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Lượng ka-li thích hợp là từ 2.000 - 4.000mg/ngày. Các loại thực phẩm giàu ka-li gồm khoai tây, cà chua, nước cam, chuối, đậu đỏ, đậu Hà Lan, dưa hấu, dưa bở và một số loại quả khô như mận và nho khô.
5. Trà bụt giấm: Cách dễ dàng nhất để điều hòa huyết áp là uống trà. Trong một nghiên cứu của Đại học Tufts, các bệnh nhân huyết áp cao được cho uống trà bụt giấm (còn gọi là bụp giấm) hằng ngày. Kết quả cho thấy, huyết áp tâm thu giảm được 7 điểm trong vòng 6 tuần, tương đương với điều trị bằng thuốc. Theo các nhà khoa học, chất phytochemical trong bụt giấm có tác dụng rất lớn trong việc giảm huyết áp.
6. Nghỉ ngơi nhiều hơn: Theo nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) trên 24.205 cư dân địa phương, làm việc quá 41 tiếng/tuần sẽ đẩy cao nguy cơ tăng huyết áp lên 15%. Làm việc quá mức sẽ làm giảm thời gian vận động và ăn uống lành mạnh. Tốt nhất nên làm việc và nghỉ ngơi điều độ để dành thời gian đi tập thể dục hoặc chuẩn bị một bữa ăn giàu dinh dưỡng.
7. Nghe nhạc: Trong một nghiên cứu của Đại học Florence (Italia), 25 bệnh nhân đang điều trị huyết áp cao được cho nghe các loại nhạc cổ điển, nhạc truyền thống Italia trong khoảng 30 phút mỗi ngày, kết hợp hít thở sâu và chậm. Sau một tuần, huyết áp tâm thu của các bệnh nhân đã giảm được 3,2 điểm và một tháng sau giảm được 4,4 điểm.
8. Đậu nành: Một nghiên cứu đăng tải trên chuyên san của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, chế độ ăn hạn chế carbohydrate nhưng nhiều các thực phẩm từ đậu nành hoặc sữa sẽ giúp giảm huyết áp tâm thu ở các bệnh nhân huyết áp cao hoặc có bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của bệnh.
(Nguồn: afamily.vn)