“Sử dụng cloramin B khử khuẩn sẽ bị ung thư” là tin thất thiệt
Cập nhật: 31/8/2011 | 6:24:50 PM
Trong khi lũ lụt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người dân miền Trung, để phòng dịch bệnh sau lũ cho người dân, việc sử dụng các hóa chất khử khuẩn nước để có nước sạch cho người dân và xử lý môi trường ô nhiễm đang được ngành y tế thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy định.
Thuoc Giam Can Hieu Qua, Cách Giảm Cân Nhanh, Giam Can Hieu Qua, Giam Can Nhanh Nhat, Bi Quyet Giam Can Cua Sao, Thuc Don Giam Can Nhanh, Phương Pháp Giảm Cân, Cach Giam Beo Bung, Thuoc Giam Beo Nhanh, Thuc Pham Giam Can, Dong Trung Ha Thao, Dong Trung Ha Thao, Xe Tai Suzuki, Suzuki Grand Vitara 2013, Suzuki Grad Vitara, Hoc Dan Guitar, Hoc Dan Ghi Ta, Hoc Thanh Nhac, Học Đàn Organ, Thuoc Giam Can Best Slim USA, Thuốc Giảm Cân Best Slim, Revitalash, Hair By Revitalash, RevitaLash Advanced, RevitaBrow, Thuoc Moc Mi Revitalash, Can Tim Gia Su, Gia Su Tieng Anh, Gia Su Toan, Gia Su Cap 1, Best Slim USA, Great Slim USA
Trong khi lũ lụt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người dân miền Trung, để phòng dịch bệnh sau lũ cho người dân, việc sử dụng các hóa chất khử khuẩn nước để có nước sạch cho người dân và xử lý môi trường ô nhiễm đang được ngành y tế thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy định.
Tuy nhiên, thông tin về việc sử dụng cloramin B có thể gây ung thư lại chồng chất thêm nỗi lo của người dân vùng lũ. Phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế để làm rõ hơn về vấn đề này.
PV: Thưa ông, gần đây có thông tin cho rằng việc sử dụng cloramin B trong thời gian dài và sử dụng không đúng cách có khả năng gây ung thư do hóa chất này dễ phản ứng với các hợp chất hữu cơ tạo ra các chất mới, trong đó có dioxin, xin ông cho biết quan điểm của Bộ Y tế về vấn đề này như thế nào?
PGS.TS. Nguyễn Huy Nga: Trước hết, tôi xin khẳng định rằng vấn đề sử dụng hóa chất khử khuẩn nước có thể có hại cho sức khỏe không phải là vấn đề mới mẻ mà đã được khuyến cáo từ lâu. Tuy nhiên, việc sử dụng như thế nào để đạt nồng độ clo dư trong nước ở mức cho phép để đảm bảo an toàn nguồn nước cũng như an toàn cho sức khỏe người sử dụng vẫn được Bộ Y tế đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, phải thấy rằng, tất cả các chất hóa học nếu quá lạm dụng thì đều không có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tính toán làm sao để khai thác mặt có lợi của loại hoá chất được sử dụng một cách khoa học, đúng liều lượng. Cloramin B cũng vậy, nếu sử dụng không đúng cách và sử dụng trong một thời gian dài thì có thể gây hại cho sức khỏe con người. Hàm lượng các hóa chất có trong cloramin B khi sử dụng để khử khuẩn nước vẫn ở dưới ngưỡng cho phép nếu sử dụng theo đúng hướng dẫn của ngành y tế. Chưa thấy có bằng chứng về việc sử dụng cloramin B khử khuẩn nước sinh ra chất dioxin gây ung thư. Mặt khác, tác dụng của nó là khử sạch các tác nhân gây hại trong nước, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân, đặc biệt trong điều kiện thiếu thốn nước sạch như ở trong các vùng bị thiên tai, lũ lụt, khan hiếm nước sạch...
Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam cho rằng đã có nhiều văn bản gửi Bộ Y tế đề nghị thay thế cloramin B bằng hóa chất khác an toàn và tiết kiệm hơn. Theo ông, điều này có đúng không?
Sử dụng cloramin B khử khuẩn nước phải theo đúng hướng dẫn của ngành y tế. |
PGS.TS. Nguyễn Huy Nga: Cá nhân tôi không được biết có văn bản nào như thế của Viện khoa học và công nghệ VN gửi đến Bộ Y tế cả. Ngoài ra, các hóa chất được sử dụng đều phải được Bộ Y tế kiểm định và cho phép sử dụng. Tuy nhiên, tôi cho rằng hiện nay không chỉ Bộ Y tế mà cả Bộ NN&PTNT và nhiều đơn vị, cá nhân khác vẫn sử dụng hóa chất cloramin B để khử khuẩn nước phục vụ sinh hoạt, làm nước uống hoặc nước bể bơi... Tổ chức Y tế Thế giới cũng không có khuyến cáo nào về việc không sử dụng cloramin B trong những trường hợp này. Trên thế giới, cũng có một số quốc gia không sử dụng cloramin B mà sử dụng các hóa chất khác, tuy nhiên, tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác vẫn sử dụng cloramin B và các hóa chất có clo tương tự như cloramin B để khử khuẩn nước trong giới hạn cho phép. Hóa chất này được Bộ Y tế cấp phát cho y tế cơ sở để khử trùng nguồn nước sinh hoạt tạm thời cho người dân sau lũ theo đúng hướng dẫn của ngành y tế chứ không phải để phát bừa bãi cho người dân sử dụng trong thời gian dài. Hiện nay, các hóa chất khử khuẩn nước trong danh mục được Bộ Y tế cho phép sử dụng đều sử dụng clo, chưa có sản phẩm nào khác không có clo được Bộ Y tế thẩm định và cấp phép. Về chi phí, theo tôi được biết, cloramin B có giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm khác cùng loại.
PV: Hiện nay, tại các vùng lũ, nước đã bắt đầu rút và việc sử dụng các hóa chất khử khuẩn nước để có nước sạch cho người dân là yêu cầu cần thiết. Vậy ông có khuyến cáo gì đối với người dân và chỉ đạo như thế nào đối với y tế cơ sở để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh cho người dân?
PGS.TS. Nguyễn Huy Nga: Hiện nay, Bộ Y tế đã cử các đoàn công tác đến các tỉnh bị ảnh hưởng bởi lũ lụt để kiểm tra tình hình và chỉ đạo các cơ sở y tế giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt. Về cách sử dụng hóa chất cloramin B khử khuẩn nước cho người dân, Bộ Y tế đã có hướng dẫn rất cụ thể cho nhân viên y tế cơ sở khi thực hiện nhiệm vụ. Người dân hoàn toàn yên tâm khi sử dụng nguồn nước đã được khử khuẩn bởi đây chỉ là nguồn nước sử dụng tạm thời trước khi nước lũ rút hết và các nhà máy sẽ cung cấp nước sạch trở lại.
PV: Xin cảm ơn ông!
(Nguồn: boyte)