Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát là gì?
Cập nhật: 19/3/2021 | 7:39:59 AM
Tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Vì vậy chúng ta luôn thắc mắc liệu mình cso thể mắc phải căn bệnh này không. Hãy cùng xem xét các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát.
Lão hóa là yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát không thể tránh khỏi. (Ảnh Internet) |
1. Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp nguyên phát là gì?
Cao huyết áp nguyên phát hay còn gọi là cao huyết áp vô căn. Đúng với các tên "vô căn", các bác sĩ dường như không thể xác định rõ ràng nguyên nhân gây bệnh.
Theo thống kê, có tới hơn 90% các trường hợp bị tăng huyết áp là thuộc nhóm cao huyết áp nguyên phát.
2. Các yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát
Tuy không thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số đặc điểm hoặc các yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh tăng huyết áp .Mặc dù những điều sau đây có thể không chắc chắn khiến bạn bị tăng huyết áp. Nhưng chúng có thể là yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát sau này trong cuộc sống.
2.1 Tuổi cao là yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát không thể thay đổi
Người cao tuổi có xu hướng bị tăng huyết áp cao hơn. Theo thống kê cho thấy, có hơn 77% nam giới và 75% phụ nữ từ 65 tuổi trở lên bị tăng huyết áp. Ngược lại, chỉ có khoảng 30% nam giới và 19% phụ nữ từ 44 tuổi trở xuống bị tăng huyết áp.
Nam giới ở tuổi 45 bắt đầu gia tăng yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát. Đối với phụ nữ, ngưỡng đó là ở tuổi 55.
2.2 Giới tính
Dựa trên nghiên cứu, nam giới nhìn chung có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với phụ nữ. Điều này có thể là do ảnh hưởng từ lối sống khác nhau giữa 2 giới tính. Nam giới thường có thói quen sinh hoạt ít quy củ hơn nữ giới. Họ cũng sử dụng nhiều rượu bia và thuốc lá hơn nữ.
2.3 Di truyền
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số rối loạn gen có thể gây ra tăng huyết áp. Mặc dù đây là yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát không thể thay đổi. Nhưng việc theo dõi sức khỏe định kỳ và quản lý lối sống nghiêm ngặt có thể bù đắp rủi ro này.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bạn có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp.
2.4 Thừa cân hoặc béo phì
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người thừa cân hoặc béo phì có xu hướng bị tăng huyết áp cao hơn những người có cân nặng trong mức tiêu chuẩn. Một số thống kê còn nhận định, có tới 40% các bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp có trọng lượng dư thừa đáng kể. Điều này chứng minh thừa cân là yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát rất đáng lưu tâm.
Nếu bạn thừa cân, hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp hiệu quả. Mà còn giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện của bạn.
2.5 Ăn quá nhiều muối
Thường xuyên ăn quá nhiều natri (chẳng hạn như muối ăn hoặc muối trong thực phẩm chế biến sẵn) được biết là một trong những yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát phổ biến. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên ăn ít hơn 1500 mg muối mỗi ngày. Giảm lượng muối ăn vào có thể giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và các vấn đề về tim khác.
Đọc thêm ảnh hưởng của muối tới bệnh cao huyết áp qua bài viết: Muối và bệnh cao huyết áp: Cắt giảm để kiểm soát tốt hơn!
2.6 Ăn quá ít kali
Mặc dù lượng natri cao có thể gây ra huyết áp cao, nhưng không đủ kali cũng có thể là một yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát. Các chuyên gia khuyến cáo ăn 3500 mg đến 5000 mg kali mỗi ngày. Ăn quá nhiều kali cũng có thể không tốt và gây ra các vấn đề về tim, vì vậy hãy nhớ nói chuyện với bác sĩ về mức độ kali của bạn và loại thực phẩm chứa kali bạn nên ăn.
2.7 Thói quen ít vận động
Bạn càng ít hoạt động, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp càng cao, bất kể tuổi tác. Bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ về các bài tập thể dục phù hợp với tuổi và sức khỏe của bạn, nhằm giúp giảm nguy cơ bị tăng huyết áp.
2.8 Tiêu thụ rượu quá mức
Từ lâu chúng ta đã biết rằng uống quá nhiều rượu có thể gây tăng huyết áp. Rượu không chỉ là yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát. Mà lượng rượu cao có thể làm tăng mức cholesterol và có hại cho tim mạch của bạn. Vì lý do này, bạn nên hạn chế uống rượu dưới hai ly mỗi ngày đối với nam giới và ít hơn một ly mỗi ngày đối với phụ nữ.
(Nguồn: phunuvietnam.vn)
- Kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch năm 2024 (30/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá nhu cầu mua Đèn mổ di động (Đèn mổ treo tường) (29/10/2024)
- Tập huấn điều trị, chăm sóc HIV/AIDS và quản lý thuốc kháng HIV (29/10/2024)
- Tập huấn kiến thức Nha học đường năm 2024 (25/10/2024)
- Kế hoạch sửa chữa, thay thế mới linh kiện, thiết bị máy tính văn phòng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/10/2024)
- Hội nghị tham vấn về hoạt động Dự án USAID tăng cường năng lực địa phương trong dự phòng, giám sát và đáp ứng dịch bệnh tại Quảng Ninh (24/10/2024)
- Chi bộ Phòng chống HIV/AIDS Bệnh không lây nhiễm tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý IV (24/10/2024)
- CDC Quảng Ninh giám sát công tác triển khai tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2024 (24/10/2024)
- Khi nào trẻ được chẩn đoán cao huyết áp? Những dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ em (17/3/2021)
- 5 tư thế yoga tốt cho bệnh cao huyết áp (9/3/2021)
- Các dấu hiệu cảnh báo huyết áp cao đe dọa tính mạng (13/1/2021)
- Trời lạnh, coi chừng huyết áp tăng cao (25/12/2020)
- Khi nào huyết áp cao cần cấp cứu? (7/12/2020)
- Những dấu hiệu phổ biến nhất của tăng đường huyết (20/9/2020)
- Tìm hiểu 6 triệu chứng huyết áp thấp thường gặp (9/9/2020)
- Tăng huyết áp và những biến chứng nguy hiểm (16/6/2020)
- Cách kiểm soát cao huyết áp và khi nào nên dùng thuốc? (17/5/2020)
- 8 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc (9/12/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều