Mối liên quan giữa stress công việc và nhồi máu cơ tim
Cập nhật: 2/12/2015 | 11:02:40 AM
Theo một nghiên cứu lớn ở châu Âu nhận thấy có mối liên hệ giữa stress công việc và nguy cơ tai biến tim mạch.
Theo Viện Y tế quốc gia và Nghiên cứu Y khoa Pháp (INSERM) cho thấy những nguyên nhân sau: stress do yêu cầu của nhà tuyển dụng, việc làm quá nhiều, những mâu thuẩn mà họ phải đối mặt hoặc trong thời gian ngắn họ phải hoàn thành công việc giao phó.
Một số nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa stress công việc và nguy cơ tai biến tim mạch nhưng vì cách nhìn nhận khác nhau về định nghĩa của stress công việc cho nên kết quả của một số nghiên cứu không phù hợp với nhau.
Để làm sáng tỏ điều này, một tập đoàn châu Âu (IPD-WORK) đã đưa các bảng câu hỏi và được gửi đến những người tham gia để họ đánh giá mức độ căng thẳng tại nơi làm việc.
Kết quả cho thấy tỷ lệ người bị stress việc làm là 15,3% trong khi tỷ lệ này thay đổi từ 12,5 - 22,3% trong các nghiên cứu trước đó. Song song đó, trong 7 năm theo dõi thì có 2.358 trường hợp bệnh mạch vành đã được xác định. Ông Marcel Goldberg, một nhà nghiên cứu của Viện Y tế quốc gia và Nghiên cứu y khoa (INSERM) và cũng là Giáo sư Đại học Versailles-Saint-Quentin, một thành viên tham gia nghiên cứu cho rằng những người bị stress công việc có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn 1,2 lần so với những người không bị stress công việc.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng: "3,4% trường hợp bị nhồi máu cơ tim trong số 200.000 người là do làm việc căng thẳng. Marcel Golberg nhấn mạnh: "Stress công việc là một yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim đáng kể”.
Với sự hợp tác của các đồng nghiệp, ông thành lập và tăng cường các biện pháp phòng chống stress tại nơi làm việc. Tuy vậy việc giảm nguy cơ tim mạch có thể được hổ trợ bằng việc giảm tiêu thụ rượu, thuốc lá…vì đây cũng chính là yếu tố liên quan với stress.
Giải pháp nào giúp giải stress:
- Bản thân: cần quản lý thời gian công việc, quản lý thông tin hợp lý và chính xác, phân bổ giữa công việc/gia đình…
- Tinh thần: ngồi thiền, tự kỷ ám thị, tự thôi miên, tự massage…
- Hoạt động thể lực (cá nhân): đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, thái cực quyền….
- Hoạt động thể lực (tập thể): bóng đá, bóng bầu dục, bóng chuyền, bóng ném…
- Với các dụng cụ: liệu pháp âm nhạc, ánh sáng trị liệu, tắm hơi…
- Thực phẩm: chất lượng bữa ăn, omega-3…
- Lối sống: giấc ngủ, ăn uống, cân bằng giữa công việc/ nghỉ ngơi…
- Hoạt động khác: khiêu vũ, vẽ tranh, âm nhạc, làm vườn…
Khi bạn đã hiểu đầy đủ, bạn tha hồ lựa chọn và nên kết hợp nhiều biện pháp với nhau để chống stress!! Nhưng dù là biện pháp nào đi chăng nữa điều quan trọng là phải lựa chọn đúng và tập luyện thường xuyên.
(Nguồn: dantri.com.vn)