Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Cập nhật: 22/10/2024 | 8:43:42 AM
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau đại dịch Covid-9, chúng ta sẽ phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm là sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra, còn có chấn thương do tai nạn thương tích.
Theo Bộ Y tế, các bệnh không lây nhiễm (BKLN) đã được ghi nhận là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất tại Việt Nam, chiếm khoảng 80% số ca tử vong và chiếm 74% tổng gánh nặng bệnh tật, ước tính nước ta hiện có trên 27 triệu ca mắc BKLN (tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, ung thư, rối loạn tâm thần...). Có tới 70% gánh nặng chi phí điều trị, dịch vụ y tế đều bắt nguồn từ các bệnh không lây nhiễm. Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do hai căn bệnh tim mạch, đột quỵ gây ra đang có xu hướng gia tăng và trở thành nguyên nhân chính gây tử vong trong các bệnh không lây nhiễm.
Có thể nói, đây chính là những con số báo động về tình trạng những căn bệnh không lây nhiễm, đang ngày càng khá phổ biến và hiện hữu hằng ngày trong đời sống cộng đồng của chúng ta. Càng đáng báo động hơn, là 41% trong số tử vong do bệnh không lây nhiễm lại rơi vào những người tuổi trước 70. Tăng huyết áp được ví như là một sát thủ chuyên nghiệp, nhưng lại cực kỳ thầm lặng. Đây là một căn bệnh mạn tính, do đó cần phải được theo dõi đều và điều trị lâu dài suốt đời. Bởi, tăng huyết áp hầu như không có những triệu chứng rõ ràng. Trên thực tế, rất nhiều người bị tăng huyết áp trong nhiều năm mà không biết, cho đến khi đi khám bệnh hoặc đã bị các biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp gây ra rồi mới biết mình đang mắc bệnh. Đó là lý do tại sao tăng huyết áp lại nguy hiểm và được xem là “kẻ giết người thầm lặng”. Cách duy nhất để biết mình bị tăng huyết áp hay không, là nên kiểm tra huyết áp một cách thường xuyên.
Tại Quảng Ninh, 11 tháng đầu năm 2024 đã triển khai khám sàng lọc tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư vú tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long và 11/11 điểm thị xã Quảng Yên, 5/5 điểm thuộc thành phố Uông Bí. Tổng số 4739/4300 người .Trong đó: số nam: 958, số nữ: 3.778 người.
+ Phát hiện THA mới: 601người; Tiền THA: 582 người
+ Theo dõi ĐTĐ mới: 420 người; Theo dõi tiền ĐTĐ: 1099 người
+ U tuyến vú: 513 người.
Giám sát hoạt động PC bệnh không lây nhiễm tại 13/13 TTYT và 50 TYT xã/phường/thị trấn.Tổ chức 14/14 lớp tập huấn nâng cao năng lực hoạt động PC bệnh không lây nhiễm với 369 học viên.
Tỷ lệ người từ 40 tuổi trở lên được đo huyết áp 1 lần/năm phát hiện sớm THA đạt 51,74% đạt 85,4% KH; tỷ lệ người từ 40 tuổi trở lên được sàng lọc bằng phiếu đánh giá nguy cơ và/hoặc xét nghiệm đường máu 1 lần/năm để phát hiện sớm ĐTĐ, đạt 43,8% đạt 62,6% KH.
- THA: Tổng số phát hiện: 74.192, được quản lý: 56.881; Mới phát hiện trong kỳ báo cáo: 2.089; Điều trị đạt HA mục tiêu: 30.908
- ĐTĐ: Tổng số phát hiện: 27.897 quản lý điều trị: 24.074; Mới phát hiện trong kỳ báo cáo: 569; Điều trị đạt đường máu mục tiêu: 17.714
Kiểm tra bệnh cho người dân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bệnh đái tháo đường hiện nay cũng đã trở thành gánh nặng không nhỏ cho kinh tế, sức khỏe và điều kiện sống của mọi người. Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến từ lâu trên thế giới. Đái tháo đường là bệnh mạn tính, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm ở thận, não, mắt, tim mạch…, có thể dẫn đến tử vong. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh sẽ giúp chúng ta phòng ngừa được căn bệnh nguy hiểm này. Đó là nên sử dụng từ nguồn rau, quả tươi (quả ít ngọt). Hạn chế các loại nước ngọt có ga, không lạm dụng đồ uống có cồn (rượu, bia...). Đồng thời, nên ăn có chừng mực, không nên ăn quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều, quan trọng là không bỏ ăn sáng.
Những bệnh không lây nhiễm là mối hiểm họa thật sự cho sức khỏe của mỗi chúng ta và cho cả cộng đồng. Vì vậy, mỗi cá nhân cần tự thường xuyên theo dõi chỉ số BMI của cơ thể để hạn chế các nguy cơ gây béo phì. Bên cạnh đó, cần thực hiện đo huyết áp, xét nghiệm đường máu tối thiểu 6 tháng 1 lần và tham gia sàng lọc, phát hiện sớm một số loại ung thư phổ biến tại các cơ sở y tế. Tăng cường vận động thể lực, tập thể dục thể thao, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và nhiều rau xanh, hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ: rượu bia, thuốc lá, ô nhiễm môi trường...
(Nguồn: CDC Quảng Ninh)