Những cơn đau tim thường phổ biến ở 6.30 sáng
Cập nhật: 28/3/2014 | 9:43:22 AM
Theo thống kê mới nhất, những cơn đau tim, thậm chí nguy hiểm hơn là đột quỵ thường phổ biến ở 6.30 sáng.
Các nhà khoa học gần đây cũng đã phát hiện lý do của hiện tương trên chính là do đồng hồ sinh học của cơ thể và một loại protein trong máu có chức năng làm chậm quá trình phân hủy các cục máu đông.
Nhóm những nhà khoa học từ bệnh viện phụ nữ ở Boston, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu mức độ protein trong cơ thể của 12 tình nguyện viên khỏe mạnh trong 2 tuần. Những người tham gia sẽ thực hiện khi những thói quen hàng ngày của bản thân không đồng bộ với đồng hồ sinh học của cơ thể với mục đích kiểm tra đồng hồ sinh học cơ thể hoặc các hoạt động thường ngày có gây ra có làm thay đổi mức protein hay không?. Đặc biệt những nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu sự thay đổi mức độ của protein Plasminogen (PAI-1), có chức năng ức chế sự phân hủy của các cục máu đông.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Blood và được xem là một đóng góp rất lớn cho ngành tim mạch. Kết quả lớn nhất của nghiên cứu là đã tìm ra một nhịp điệu chặt chẽ của PAI-1 và đạt đỉnh vào khoảng 6h30 sáng.
Tiến sĩ Frank Scheer, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy đồng hồ sinh học của cơ thể đã tác động vào việc gia tăng nguy cơ tai biến tim mạch vào buổi sáng. Hơn nữa, hệ thống sinh học của con người tạo ra mức PAI-1 cao nhất vào buổi sáng mà không phụ thuộc bất kì tác động nào của môi trường xung quanh. Trên thực tế, hệ thống cũng xác định được phạm vi rộng của nhịp PAI-1 thông qua các chu kỳ ngủ/ thức hàng ngày. PAI-1 đạt mức cao nhất có thể giải thích cho các vấn đề xấu của tim mạch dễ phát sinh vào buổi sáng.”
(Nguồn: bacsi.com)