Giải pháp phòng và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tăng huyết áp
Cập nhật: 29/9/2019 | 3:48:22 PM
Theo thống kê, tại Châu Á, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp, đây cũng là tác nhân chính dẫn tới các bệnh lý về tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Hưởng ứng ngày Tim mạch thế giới 29/9, hãy cùng tìm hiểu phương pháp phòng ngừa và giảm thiểu các biến chứng, nguy cơ tổn hại tim mạch bởi tăng huyết áp.
Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch
Kiếm soát huyết áp – Bảo vệ trái tim
Theo PGS, TS – Bác sỹ Phạm Mạnh Hùng (Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam; Viện trưởng viện Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch - Đại học Y Hà Nội, Chuyên gia hàng đầu Việt Nam về Tim mạch Can thiệp): Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ rất nguy hiểm dẫn tới các bệnh lý tim mạch nặng nề như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, rung nhĩ,...
Trong những năm gần đây, tăng huyết áp ngày càng gia tăng do: sự gia tăng dân số tự nhiên, lão hóa và các nguy cơ liên quan đến thói quen như chế độ ăn uống không lành mạnh, hấp thụ quá nhiều muối, lạm dụng rượu bia, ít vận động thể lực, thừa cân và thường xuyên căng thẳng trong cuộc sống, điều đó kéo theo sự gia tăng tỷ lệ người mắc các bệnh tim mạch. Theo thống kê, tăng huyết áp hiện tác động đến gần 1 tỷ người trên khắp thế giới và có thể tăng lên mức 1.5 tỷ người vào năm 2025. Tại Việt Nam, nếu năm 1980 cho thấy có khoảng 10% bệnh nhân mắc tăng huyết áp thì đến năm 2009 con số này đã tăng lên 25% và năm 2015 là trên 40% ở người trưởng thành.
Được biết đến như một kẻ giết người thầm lặng, tăng huyết áp thường không có dấu hiệu cảnh báo trước hoặc triệu chứng và nhiều người thậm chí không biết họ mắc bệnh này. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh thường bị hiểu nhầm sang bệnh khác không liên quan.
Tăng huyết áp phát triển chậm theo thời gian và có thể gây ra hiệu ứng domino dẫn đến những biến cố về sức khỏe rất nguy hiểm như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...góp phần làm cho khoảng 7,5 triệu người tử vong và hàng triệu người khác sống cuộc đời tàn phế trên giường bệnh, trên xe lăn do các di chứng nặng nề của tăng huyết áp trên toàn thế giới mỗi năm. Đó thực là một gánh nặng về kinh tế, tinh thần đối với mỗi cá nhâ, gia đình và cộng đồng...
Trước thực tế này, từ năm 2000, Liên đoàn Tim mạch thế giới (World Heart Federation – WHF) đã quyết định chọn ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 9 là “Ngày Tim mạch thế giới” (World Heart Day) nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về bệnh lý tim mạch, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp.
Kiểm soát huyết áp giúp bảo vệ trái tim khỏe mạnh
Theo PGS, TS. Phạm Mạnh Hùng, hiện nay có nhiều người trẻ đã bị tăng huyết áp mà không biết, dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe. Khi có triệu chứng hoặc biến chứng thì thường đã muộn. Thực tế cho thấy tăng huyết áp không chỉ là bệnh của người cao tuổi mà nhiều người trẻ từ 20 đến 30 tuổi cũng đang mắc phải.
Do đó, việc được khám sàng lọc đo huyết áp định kỳ trong đó có đo huyết áp tại nhà là một thói quen rất tốt. Điều này đặc biệt cần thiết với những người có nguy cơ cao, người lớn tuổi. Việc đo huyết áp tại nhà (đúng cách, sử dụng các trang thiết bị được kiểm chứng) được công nhận là một biện pháp quan trọng trong việc phát hiện tăng huyết áp cũng như theo dõi điều trị tăng huyết áp, giảm nguy cơ các biến chứng về tim mạch do tăng huyết áp gây ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian và phù hợp với việc thường xuyên đến bệnh viện để đo huyết áp. Do đó, việc có một thiết bị đo huyết áp tại nhà được cho là giải pháp hữu hiệu và tiết kiệm nhất. Các loại máy đo huyết áp tự động ở cánh tay mang lại kết quả đo thường chính xác và được Tổ chức Y tế Thế giới khuyên dùng tại gia đình. Hiện nay có loại máy đo huyết áp hiện đại, sử dụng công nghệ Intellisense, kết nối Bluetooth và vòng bít không dây, có thể xoay 360 độ quanh bắp tay, khắc phục triệt để những bất lợi của các dòng máy đo huyết áp ở cánh tay thông thường, mang lại kết quả đo chính xác giúp người bệnh theo dõi huyết áp và các bác sĩ có phương án điều trị hữu hiệu nhất cho bệnh nhân.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch năm 2024 (30/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá nhu cầu mua Đèn mổ di động (Đèn mổ treo tường) (29/10/2024)
- Tập huấn điều trị, chăm sóc HIV/AIDS và quản lý thuốc kháng HIV (29/10/2024)
- Tập huấn kiến thức Nha học đường năm 2024 (25/10/2024)
- Kế hoạch sửa chữa, thay thế mới linh kiện, thiết bị máy tính văn phòng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/10/2024)
- Hội nghị tham vấn về hoạt động Dự án USAID tăng cường năng lực địa phương trong dự phòng, giám sát và đáp ứng dịch bệnh tại Quảng Ninh (24/10/2024)
- Chi bộ Phòng chống HIV/AIDS Bệnh không lây nhiễm tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý IV (24/10/2024)
- CDC Quảng Ninh giám sát công tác triển khai tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2024 (24/10/2024)
- 8 dấu hiệu thầm lặng cho thấy tim có tiếng thổi (23/9/2019)
- 11 câu nên hỏi bác sĩ tim mạch trong lần khám đầu tiên (19/7/2019)
- 9 dấu hiệu kín đáo cho thấy vấn đề về tim (27/6/2019)
- Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tim (16/2/2019)
- Nguy cơ đau tim tăng 30% trong mùa đông (3/1/2019)
- Dấu hiệu thầm lặng cảnh báo bệnh tim (21/12/2018)
- Các dấu hiệu ở chân chứng tỏ bệnh tim mạch (21/10/2018)
- 6 thói quen hàng ngày tốt cho trái tim (23/8/2018)
- Học cách hạ thấp nhịp tim để kiểm soát bệnh tật (27/3/2018)
- Những thực phẩm tốt cho tim (21/3/2018)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều