Bệnh tiểu đường kéo theo nguy cơ mất trí
TS. Rosebud Roberts, thuộc Đh Mayo Clinic, Hoa kỳ nói: “Nếu chúng ta có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát được bệnh tiểu đường và cao huyết áp ở tuổi trung niên thì chúng ta có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn sự tổn thương não liên quan đến trí nhớ và tư duy xảy ra khi về già”.
Theo một nghiên cứu công bố trực tuyến trên tạp chí Neurology - tạp chí nổi tiếng thế giới về lĩnh vực thần kinh, trong số 1.400 người tham gia nghiên cứu chỉ có 80 người được đánh giá là đạt về chỉ số trí nhớ và khả năng tư duy.
Những người tham gia được quét não để tìm ra nguyên nhân trên và các bác sĩ kết luận rằng đây có thể là tiền thân của bệnh mất trí nhớ.
Các chuyên gia chuẩn đoán rằng những người bị tiểu đường khi còn trẻ thì não sẽ bị giảm teo nhỏ thêm 2,9% so với sự suy giảm trung bình ở những người cùng tuổi không bị bệnh. Còn những người bị cao huyết áp lại có nguy cơ bị tổn thương não cao gấp đôi người bình thường.
TS. Roberts nói: “Bệnh tiểu đường không phân biệt tuổi tác. Dù bạn bị khi còn trẻ hay khi đã gìa đều có nguy cơ tổn thương não cao. Ngược lại, bệnh cao huyết áp thì không gây ra nhiều biến chứng khi già họ bị mắc bệnh”.
TS. Simon Ridley, người đứng đầu tổ chức từ thiện nghiên cứu về bệnh Alzheimer cho biết: “Hiện tại, nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị mất trí nhớ do bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh cao huyết áp gây nên vẫn chưa tìm ra”.
“Cách tốt nhất để giảm các nguy cơ gây hại cho sức khỏe ở tuổi trung niên bạn cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, không hút thuốc, tập thể dục thường xuyên, kiểm tra cân nặng và kiểm tra huyết áp đều đặn”, các chuyên gia đưa ra lời khuyên với mọi người.
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm
Nâng cao năng lực cho hệ thống y tế cơ sở trong phát hiện, chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng là giải pháp chiến lược đang được ngành y tế tỉnh Quảng Ninh hướng đến.
Hưởng ứng Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 – Nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh đái tháo đường
Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 1991 và đã trở thành một ngày chính thức của Liên hợp quốc vào năm 2006. Đây là dịp để nhắc nhở và nâng cao nhận thức của cộng đồng toàn cầu về sự nguy hiểm của căn bệnh này, tạo ra một môi trường hỗ trợ toàn diện cho người bệnh – không chỉ về mặt y tế mà còn về tinh thần và xã hội.
Người trẻ tuổi ngày càng dễ mắc đái tháo đường type 2
Đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa với đặc điểm tăng đường huyết mạn tính, do cơ thể không sản xuất đủ insulin, sử dụng insulin không hiệu quả, hoặc cả hai. Hậu quả lâu dài của bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tim, mạch máu, thận, mắt và hệ thần kinh.
Ba thói quen tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học xác định ba yếu tố ăn uống tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 gồm: ăn ít ngũ cốc, ăn nhiều gạo và thịt chế biến sẵn.
Những thói quen ăn sáng tốt nhất để giảm lượng đường trong máu
Cách bạn bắt đầu ngày mới có thể ảnh hưởng lâu dài đến lượng đường trong máu của bạn.
Đi bộ sau bữa ăn giúp ích gì cho người bệnh tiểu đường?
Theo một số nghiên cứu gần đây, việc đi bộ sau khi ăn sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là người bệnh tiểu đường.
Tìm ra thủ phạm số 1 gây bệnh tiểu đường
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), 37,3 triệu người ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường (11,3% dân số) và 96 triệu người bị tiền tiểu đường (38,0% dân số trưởng thành).
Mức đường huyết bình thường ở người bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh đái tháo đường nên kiểm soát lượng đường trong máu 80-130 mg/dL khi đói và dưới 180 mg/dL khoảng 1-2 giờ sau ăn.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025