Bí kíp phòng bệnh của các bác sĩ
Khi muốn tìm kiếm những lời khuyên để sống khỏe qua mùa cúm, các y bác sĩ chính là một nguồn tư vấn bổ ích bạn không nên bỏ qua. Với những bệnh theo mùa và dễ lây như cúm, ngoài rửa tay sạch, ngủ đủ giấc và uống đủ nước, các bác sĩ tiết lộ những mẹo nhỏ mà bạn có thể mới nghe lần đầu để tăng cường miễn dịch và tránh xa bệnh tật.
Nghĩ kỹ trước khi uống thêm rượu
Điều này không nhất thiết đồng nghĩa nói không hoàn toàn với cốc rượu khai vị trước bữa ăn. Với một lượng vừa phải đều đặn, rượu là chất xúc tác cảm giác ngon miệng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ở đây, lời khuyên của các bác sĩ chính là suy xét kỹ trước lúc nốc cạn chai và lao vào cuộc say bí tỉ.
Theo Viện Quốc gia Mỹ về lạm dụng rượu và nghiện rượu, lạm dụng các chất chứa cồn khiến hệ miễn dịch suy yếu vì làm giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu. Bên cạnh đó, cồn cũng gây mất nước và rối loạn giấc ngủ, hai nhân tố làm giảm khả năng chống chọi bệnh của con người.
Các bác sĩ khuyên bạn hãy luôn tỉnh táo và theo đúng khuyến cáo chỉ uống một ly rượu vang mỗi ngày.
Hạn chế tiêu thụ đường
“Bản thân tôi cảm thấy khỏe hơn và hạn chế bệnh tật nhờ bỏ qua bữa nhẹ với các thanh kẹo dẻo ngọt”, tác giả cuốn Healthcare Made Eas, Michelle Katz chia sẻ kinh nghiệm. Nguyên nhân khiến các bác sĩ ngại đường là bởi giống như rượu, đường cản trở khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus của bạch cầu.
Vậy nên dù thèm đồ ngọt tới mức nào, bạn cũng nên kiềm chế bản thân khi bị các món như nước ngọt, bánh quy hay kẹo dẫn dụ, nhất là trong mùa cúm.
Tiêm phòng văcxin cúm đầy đủ
Ngày càng có nhiều chủng cúm xuất hiện trong thời gian gần đây và những biến thể liên tục của virus cúm khiến văcxin có thể không cung cấp bảo vệ hoàn hảo trước mọi chủng cúm. Dẫu vậy, không phải vì nguyên nhân đó mà xem nhẹ vai trò của các mũi tiêm ngừa. “Trong số mọi cách bạn có thể thực hiện để bảo vệ bản thân, tiêm ngừa có lẽ là biện pháp hàng đầu”, bác sĩ Joel Blass, giám đốc y tế tại Workmen’s Circle Multicare Center (New York, Mỹ) khẳng định.
Vệ sinh các đồ vật trong nhà
Lần cuối cùng bạn vệ sinh máy giặt là lúc nào? Theo chuyên gia phòng bệnh truyền nhiễm Shawn Westadt Mueller, Bệnh viện Medstar Union Memorial tại Baltimore (Mỹ), vi khuẩn thích những nơi ấm áp, ẩm thấp, vì thế máy giặt chính là nơi ẩn náu lý tưởng cho chúng. Lời khuyên của nữ bác sĩ trong trường hợp này là cho 2 muỗng lớn giấm trắng vào máy và nhấn nút để máy vận hành chu trình giặt bình thường. Với cách này, bạn có thể tiêu diệt vi khuẩn trong lồng giặt đồng thời loại trừ được cả mùi hôi khó chịu nếu có.
Ngoài ra, điện thoại, lò vi sóng, bàn phím máy tính, nắm đấm cửa, công tắc, điều khiển từ xa, các đồ chơi của trẻ… cũng là những vật con người tiếp xúc rất nhiều mỗi ngày nhưng đa số đều không được làm sạch thường xuyên và đúng cách. Với những thời điểm nhạy cảm như mùa cúm trong năm, hãy lên lịch vệ sinh các đồ vật này với các dung dịch tẩy rửa chứa cồn mỗi tuần một lần hoặc nhiều hơn để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi và phát tán.
Bổ sung lợi khuẩn
Những lợi khuẩn cư trú trên đường tiêu hóa góp phần đáng kể vào chức năng miễn dịch của cơ thể. Không chỉ cung cấp enzyme hỗ trợ tiêu hóa, vi khuẩn tốt còn làm thành một lớp màng bảo vệ dọc theo chiều dài đường ruột ngăn chặn các yếu tố gây bệnh. “Nó hoạt động giống như một hàng rào bảo vệ bên trong cơ thể với thế giới bên ngoài”, chuyên gia dinh dưỡng Alexander Rinehart mô tả.
Nghiên cứu công bố gần đây trên Tập san Dinh dưỡng Anh cũng chứng minh những hứa hẹn của bổ sung lợi khuẩn trong ngăn ngừa các bệnh phổi như cảm lạnh thường. Theo các bác sĩ, bên cạnh uống bổ sung, bạn cũng có thể cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể bằng các món lên men chẳng hạn như kim chi.
Không, kể cả nghĩ tới, cắn móng tay
Những ngón tay là ổ vi khuẩn bạn luôn phải canh chừng để không đưa mầm bệnh vào mắt, mũi, họng, theo bác sĩ Louis J.Morlege tại New York. Còn theo y tá Scott S.Topiol, vi khuẩn phát triển ngay dưới móng tay và cắn móng tay chính là cách chắc chắn mang chúng vào cơ thể bạn.
Tập thể dục thường xuyên nhưng không quá sức
“Khi thực hiện những bài tập nặng quá sức, ví như chạy trong suốt 40-60 phút không hề nghỉ, sẽ có một khoảng thời gian cửa sổ khi cơ thể vô cùng mỏi mệt và dễ dàng nhiễm bệnh”, bác sĩ Scott Weiss, người chăm sóc sức khỏe cho các vận động viên và từng tham gia vào quy trình y tế trong Olympic Athens và Bắc Kinh cho hay.
“Bạn cần phải cho cơ thể thời gian hồi phục và không nên tập nặng nhọc khi thể trạng đang yếu”, ông nói thêm.
Theo một nghiên cứu của ĐH Bang Appalachian (Mỹ), thể dục quá sức tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp của vận động viên do những thay đổi trong chức năng miễn dịch và sự gia tăng hormone gây stress apinephrine và cortisol. Do vậy, nên duy trì các bài tập từ nhẹ nhàng tới vừa phải để tăng cường hệ miễn dịch.
Nín thở
Hầu hết vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua mũi hoặc miệng. Do đó, nếu ở gần người ốm hay người bên cạnh hắt hơi, hãy cố tránh hít thở sâu lúc ấy. “Chỉ cần có ý thức về việc hít thở bên cạnh người bị ốm cũng có thể giữ bạn tránh xa bệnh tật”, bác sĩ Weiss khuyên.
Một nghiên cứu vừa đây cũng tiết lộ, các hạt mang virus cúm có thể văng xa tới 2 m khi người bệnh ho hay nhảy mũi. Nguyên tắc cần nhớ là nếu thấy hoặc nghe ai hắt hơi gần mình, hãy nín thở trong khoảng 10-15 giây.
Hít thở không khí bên ngoài
Cho cơ thể tận hưởng chút không khí trong lành là lời khuyên khác của các bác sĩ. “Một lý do nữa khiến chúng ta dễ ốm hơn vào mùa lạnh vì mọi người chia nhau bầu không khí trong nhà nhiều hơn. Hoàn cảnh đó tuyệt nhiên không giống như khi đi biển và mỗi người có một không gian riêng rộng rãi”, bác sĩ Mueller nhận xét.
Ông khuyến cáo mọi người thỉnh thoảng mở cửa sổ hay tốt hơn là dạo quanh trước nhà một chút để hít thở khí trời, hoặc đầu tư một máy lọc để làm sạch không khí nhiều người hít thở chung.
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025