Bí quyết tăng đề kháng cho F0, F1 cách ly tại nhà
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược Cơ sở 3, chia sẻ: Những F0 triệu chứng bệnh nhẹ được theo dõi ở nhà thì cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để tăng đề kháng, mau khỏi bệnh.
Về dinh dưỡng, các món ăn cần thơm ngon, hấp dẫn, nhất là phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, sạch sẽ, dễ tiêu hóa, có nhiều vitamin và khoáng chất. Người bệnh có thể chán ăn, ăn không ngon miệng, mất vị giác, thì thực phẩm nên nấu dưới dạng lỏng, mềm như cháo hay súp, hầm, giúp việc ăn uống dễ dàng hơn.
Ăn đa dạng với 4 nhóm thực phẩm là bột đường từ các loại hạt, ngũ cốc; nhóm chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ...; nhóm chất béo như mỡ động vật, dầu thực vật; nhóm vitamin và khoáng chất từ các loại rau, củ, quả.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể có năng lượng để hoạt động và mau hồi phục. Cần ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn đồ sống để ngăn ngừa bị nhiễm thêm các bệnh đường tiêu hóa.
Nhu cầu dinh dưỡng cụ thể trên từng người bệnh Covid-19 thực tế là khác nhau do đặc điểm về tuổi tác, bệnh lý, tình trạng dinh dưỡng,.. Một số bệnh lý như tăng huyết áp, suy thận, gan mật, đái tháo đường cần có chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.
"Ăn uống đủ chất nhưng không nên quá nhiều. Chế độ ăn uống lạnh mạnh cân bằng không những cải thiện sức khỏe mà còn làm tâm trạng vui vẻ hơn", bác sĩ Vũ chia sẻ.
Ngoài ra, cần uống đủ nước từ 2-3 lít/ngày, tùy theo cân nặng; chia làm nhiều lần trong ngày để cung cấp độ ẩm cho hệ hô hấp. Có thể uống nước lọc hoặc món nước yêu thích như nước cam, sữa tươi, một ly cà phê, một tách trà yêu thích.
Cần ngủ đủ giấc, đều đặn. Nên ngủ trước 11g đêm, không nên thức khuya chơi game hay đọc báo, sử dụng điện thoại. Khi thấy mệt và buồn ngủ thì nên ngủ nhiều hơn.
Cần lên lịch cho mình trong ngày những khung thời gian nào làm việc nào, nên cố gắng tuân thủ theo như giờ ăn, giờ đi ngủ, giờ uống trà, giờ đọc sách, giờ xem phim, giờ tập thể thao....
Vận động cơ thể dù không gian hẹp. Có thể tập các động tác tại chỗ đơn giản, hoặc tập thiền, tập hít thở, thư giãn. "Tập thể dục giúp tiết ra endorphin là chất giúp tâm trạng bình ổn, tăng cường miễn dịch, chuyển hóa, giảm đau", bác sĩ Vũ khuyên.
Ngoài ra, theo bác sĩ Vũ, trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều người sẽ cảm thấy căng thẳng, hồi hộp, đau buồn, lo âu. Người bệnh Covid-19 có thể rơi trạng thái tâm lý tồi tệ hơn. Sự căng thẳng và một số thay đổi thể chất do Covid-19 có thể làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính sẵn có, hoặc các bệnh tâm thần, gây khó ngủ, đau đầu...
"Vậy nên người dân cần làm chủ tinh thần, giữ được sự bình tĩnh. Không nên tìm cách cải thiện tâm trạng bằng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích bởi chỉ giúp giải tỏa nhất thời nhưng về sau kết quả sẽ tệ hơn", chuyên gia khuyên.
Bên cạnh đó, người dân nên tạm dừng xem, đọc, nghe tin tức về đại dịch. Giới hạn thời gian tiếp xúc với mạng xã hội. Hãy kết nối, trò chuyện với người khác, người bạn tin tưởng có thể sẻ chia và thông cảm. Nếu cảm thấy mình có vấn đề tâm lý hãy tìm sự hỗ trợ từ xa từ bác sĩ tâm lý.
Bác sĩ Vũ hướng dẫn một số kỹ thuật tập luyện yoga - khí công để giúp giảm căng thẳng:
Bước 1: Ức chế ngũ quan, nằm che mắt, nơi yên tĩnh, quần áo thoáng...
Bước 2: Tự nhủ cho cơ mềm ra, giãn ra; từng nhóm cơ, từ trên mặt xuống dần đến ngón chân, một cách từ từ chắc chắn.
Bước 3: Tập trung ý chí theo dõi hơi thở ra vào qua mũi 10 lần; thở thật êm, nhẹ, đều, nông. Hãy tập trung ý nghĩ vào mục tiêu theo dõi hơi thở, thở cho đều, hít vào thở ra, nghỉ, hít vào, thở ra, nghỉ... giúp việc tập trung ý nghĩ càng ngày càng mạnh lên.
Hoặc kỹ thuật thở sâu đơn giản như sau:
Giữ tư thế thoải mái. Nằm ngửa trên giường hoặc trên sàn với một chiếc gối kê dưới đầu và đầu gối. Hoặc bạn có thể ngồi trên ghế với vai, đầu và cổ được tựa vào lưng ghế. Mắt nhắm lại. Các cơ thư giãn, thả lỏng.
Tập trung vào hơi thở. Hít vào bằng mũi, hít sâu một cách chậm rãi, nghĩ đến sự bình yên và tĩnh lặng. Cảm nhận ngực và bụng căng lên khi hít vào. Thở ra bằng mũi và tưởng tượng sự căng thẳng bị cuốn đi theo từng hơi thở, cảm nhận ngực và bụng xẹp xuống. Thực hiện trọng vòng 10-20 phút.
"Tập trung cảm nhận vào hơi thở cũng là cách nhắc chúng ta cuộc sống vẫn đang tiếp diễn, giảm căng thẳng", bác sĩ Vũ chia sẻ.
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.