Biến thể nCoV 'kích hoạt' làn sóng thứ 3 ở châu Âu
Christian Drosten, nhà virus học hàng đầu tại bệnh viện Charité ở Berlin, cho biết tình hình dịch bệnh tại Đức có diễn biến xấu. Người nhiễm nCoV tăng theo cấp số nhân, với số ca nhiễm biến thể biến thể B.1.1.7 từ Anh chiếm khoảng 3/4 tổng số ca mắc mới. Trong khi đó, Đức lại đang tạm dừng triển khai vaccine Covid-19 của AstraZeneca. Ông Drosten nhấn mạnh: "Chúng ta cần loại vaccine này".
Ông Drosten dự đoán vào lễ Phục sinh, các ca nhiễm ở Đức có thể đạt mức cao như trong đợt Giáng sinh vừa rồi. Cảnh báo này được đưa ra khi nhiều khu vực ở Đức chuẩn bị mở cửa sau giai đoạn phong tỏa kéo dài. Các tiệm làm tóc, khách sạn, nhà hàng đang chờ đợi thông báo vào ngày 22/3, mong muốn sẽ được hoạt động trở lại. Một số trường bắt đầu cho học sinh đến lớp xen kẽ. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc Covid-19 ở Đức đã tăng lên 88,8 trên 100.000 người trong một tuần, vượt xa mốc 50 mà chính phủ đặt ra vài tuần trước.
Ngày 17/3, Viện Robert Koch, cơ quan kiểm soát dịch bệnh liên bang, thông báo ghi nhận 13.435 ca mắc mới và hơn 250 trường hợp tử vong. Số ca nhiễm hàng ngày có thể đạt 30.000 đến 40.000 vào lễ Phục sinh nếu phong tỏa được nới lỏng vào thời điểm này. Tại một số bệnh viện, tuổi trung bình của bệnh nhân Covid-19 hiện nay trẻ hơn 20 tuổi so với trong đợt bùng phát thứ hai, khi các ca nhiễm ở nhóm tuổi 20-59 tăng mạnh và số bệnh nhân nhi ngày càng tăng.
Do thiếu hụt nguồn cung, chương trình tiêm chủng của Đức bị cản trở, chậm hơn nhiều so với dự kiến. Nhiều nhà phê bình chỉ trích chính phủ Đức đã gửi những thông điệp không nhất quán. Một số kêu gọi Bộ trưởng Y tế Jens Spahn từ chức. Các câu hỏi đã được đặt ra về tính hợp lý của quyết định đình chỉ vaccine AstraZeneca, khi lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn nguy cơ và lòng tin của người dân vào vaccine rất khó để khôi phục một khi đã lung lay.
Bác sĩ Karl Lauterbach, phát ngôn viên y tế của Đảng Dân chủ Xã hội, gọi quyết định của ông Spahn là sai lầm. Theo ông Lauterbach, các trường hợp huyết khối chỉ chiếm 0,0005% trong tổng số những người đã được tiêm vaccine AstraZeneca. Trong bối cảnh dịch bệnh, chiến dịch tiêm chủng nên được tiếp tục.
Số ca Covid-19 cũng gia tăng ở Italy. Báo cáo hôm 16/3 cho thấy số người chết mỗi ngày là 502, cao nhất kể từ cuối tháng 1. Theo Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza, hơn một nửa số ca mới nhiễm biến thể biến thể B.1.1.7 Anh. Các biện pháp hạn chế được tăng cường trên khắp Italy từ ngày 15/3.
"Tình hình không đơn giản. Biến thể ở Anh lây lan nhanh hơn 35-40% và chiếm 54% tổng số ca nhiễm. Biến thể Nam Phi cũng xuất hiện, đặc biệt là ở khu vực Bolzano và biến thể Brazil chủ yếu ở miền trung Italy".
Ngày 16/3, Ba Lan thông báo phong tỏa trong ba tuần kể từ cuối tuần này. Theo đó, các trường học, trung tâm mua sắm, hồ bơi và phòng tập, nhà hàng phải đóng cửa và mọi người được khuyến khích ở nhà. Bộ trưởng Y tế Adam Niedzielski cho biết biến thể từ Anh là nguyên nhân gây ra phần lớn các ca nhiễm mới, tổng cộng là 25.000 ca vào ngày 17/3.
Tại Pháp, người phát ngôn chính phủ Gabriel Attal thông báo các biện pháp hạn chế cứng rắn hơn sẽ được áp dụng ở một số khu vực bao gồm cả Paris từ cuối tuần này. Giới chức sẽ thông báo chi tiết các hạn chế vào ngày 18/3, có thể thực hiện các hình thức đóng cửa một phần. Các bệnh viện ở khu vực Paris đã bắt đầu chuyển bệnh nhân cần điều trị tích cực đến các khu vực ít bị ảnh hưởng hơn. Ở vùng phía tây nước Pháp, 8 người nhiễm biến thể từ Anh đã tử vong.
Thủ tướng Jean Castex hy vọng Pháp sẽ dỡ bỏ lệnh đình chỉ tiêm vaccine AstraZeneca sớm nhất vào ngày 18/3, sau phán quyết của Cơ quan Dược phẩm châu Âu. Ông nhanh chóng trấn an người dân rằng vaccine an toàn và là thứ duy nhất có thể giúp đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
Covid-19 lần đầu bùng phát mạnh mẽ tại châu Âu hồi tháng 3/2020. Các nước áp lệnh phong tỏa kể từ ngày 17/3 đến khoảng giữa tháng 4, năm ngoái. Quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi ấy là Italy và Tây Ban Nha. Covid-19 cũng lây lan mạnh mẽ ở các nền kinh tế lớn khác như Đức, Pháp và Anh.
Làn sóng thứ hai quét qua châu Âu vào cuối tháng 10 năm ngoái, với sự xuất hiện các biến thể nCoV mới lây lan nhanh hơn. Giới chức các nước ban bố lệnh phong tỏa từ ngày 30/1.
Sau khi triển khai tiêm chủng, đầu tháng 3 nhiều quốc gia từng bước nới hạn chế, song dịch bệnh nhanh chóng quay trở lại.
Một trung tâm tiêm chủng ở Wiesbaden, Đức. Ảnh Washington Post.
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tổ chức WHO vừa có thông tin về dịch bệnh lạ ở CHDC Congo khiến nhiều người mắc và tử vong.
Bang Colorado của Mỹ cảnh báo nguy cơ lây lan virus Tây sông Nile
Bang Colorado, Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Tây sông Nile ở người tại bang này trong năm nay là bệnh nhân ở hạt La Plata, tuy nhiên chính quyền không nêu thông tin chi tiết.
Hàn Quốc ghi nhận các ca mèo nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1
Bộ Nông nghiệp, thực phẩm và nông thôn cho biết người ta đã phát hiện những con mèo chết tại khu nuôi động vật ở Yongsan, Seoul, và các xét nghiệm xác nhận rằng hai trong số chúng chết vì virus H5N1.
WHO thông báo một trường hợp dương tính với MERS tại Abu Dhabi
WHO cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân nhiễm MERS-CoV tại Abu Dhabi đã tiếp xúc với lạc đà một bướu - vật chủ chính mang virus MERS-CoV; Bộ Y tế UAE chưa phản hồi về thông tin này.
Bùng phát một dịch bệnh lạ ở Nigeria, nhiều trẻ em nhập viện
Hầu hết các bệnh nhân nhập viện là trẻ em từ 3-13 tuổi, có các triệu chứng như đau họng, nhức đầu, sốt, khó nuốt, khó thở cùng nhiều triệu chứng khác.
Mỹ phát triển thiết bị phát hiện virus SARS-CoV-2 trong vòng 5 phút
Thiết bị mới có thể được sử dụng trong các bệnh viện, trường học và khu vực công cộng để hỗ trợ phát hiện virus SARS-CoV-2 cũng như có thể theo dõi những loại virus đường hô hấp khác.
Số ca mắc hội chứng Guillain-Barre tại Peru tăng đột biến
Chính phủ Peru đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia kéo dài 90 ngày, trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận bốn ca tử vong trong tổng cộng 165 ca mắc hội chứng Guillain-Barre.
ECDC: Châu Âu cần cảnh giác với dịch bệnh viêm phổi Legionnaires
Theo ECDC, dịch bệnh Legionnaires, một dạng viêm phổi do vi khuẩn Legionella gây ra từng bùng phát nghiêm trọng tại Liên minh châu Âu và Khu vực Kinh tế châu Âu, đang gia tăng trở lại gần đây.
Thái Lan ghi nhận số ca sốt xuất huyết cao kỷ lục trong 3 năm qua
Chính phủ Thái Lan cho biết kể từ tháng 1 đến nay, ít nhất 15 người đã tử vong do mắc sốt xuất huyết và tỷ lệ lây nhiễm cao gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, với hơn 19.000 ca.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản