Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm (Zn) được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa và được hấp thu ở ruột non. Kẽm có nhiều chức năng sinh học quan trọng, là thành phần thiết yếu của nhiều loại protein, hormone, đặc biệt là có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp AND và tăng sinh tế bào. Mặt khác, các tế bào miễn dịch lympho B, lympho T, bạch cầu, đại thực bào… lại là các tế bào có mức độ tăng sinh rất cao nên cần được cung cấp đủ kẽm để duy trì đủ số lượng cần thiết. Thiếu kẽm sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm hệ thống miễn dịch nên dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng, hô hấp, tự miễn… dẫn đến sức khỏe suy yếu nhanh chóng. Do vậy, có thể khẳng định, kẽm là thành phần quan trọng cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Kẽm không tồn tại trong cơ thể dưới dạng dự trữ nên thường xuyên phải bổ sung hàng ngày. Trong khi đó, người cao tuổi có hệ miễn dịch suy yếu và thường hay ăn kiêng nên có nguy cơ thiếu kẽm cao. Kẽm là khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể. Người cao tuổi cần bổ sung kẽm hàng ngày.
Hệ miễn dịch hay còn gọi là sức đề kháng được ví như “tấm khiên” bảo vệ sức khỏe con người. Theo thời gian, chức năng hệ miễn dịch của cơ thể cũng trở nên suy yếu dần. Người lớn tuổi thường có sức đề kháng kém, dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng, bệnh về đường hô hấp, các bệnh tự miễn và mạn tính khác… Khi hệ miễn dịch đã suy yếu thì nếu mắc bệnh, bệnh cũng sẽ lâu khỏi hơn. Không chỉ có hệ miễn dịch suy giảm, sức khỏe tổng thể của người lớn tuổi cũng bị suy giảm do lão hóa tự nhiên. Vì thế, để nâng cao hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh, người cao tuổi cần bổ sung kẽm.
Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp kẽm mà chủ yếu hấp thu từ thực phẩm hàng ngày thông qua hệ tiêu hóa. Trong khi đó, người cao tuổi với hệ tiêu hóa không còn hoạt động tốt như trước kèm theo một số bệnh lý lão hóa dẫn đến chán ăn, ăn kém dẫn tới dễ bị thiếu kẽm.
Kẽm giúp cải thiện trí não, hệ thần kinh: Kẽm là yếu tố cần thiết trong dẫn truyền thần kinh, giúp trí não người cao tuổi minh mẫn, tăng khả năng tập trung, tăng cường trí nhớ, ngủ ngon và ngủ sau giấc.
Bổ sung kẽm không chỉ giúp nâng cao hệ miễn dịch mà còn giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe khác của người lớn tuổi. Điển hình như:
– Cải thiện trí não, hệ thần kinh: Kẽm là yếu tố cần thiết trong dẫn truyền thần kinh. Bổ sung kẽm giúp minh mẫn, tăng khả năng tập trung, tăng cường trí nhớ, ngủ ngon và ngủ sâu giấc.
– Kẽm làm chậm quá trình oxy hóa ở người cao tuổi: Kẽm giúp làm chậm quá trình oxy hóa, giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về tim mạch.
– Kẽm phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi: Bên cạnh canxi thì kẽm cũng là yếu tố cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương khớp. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của tế bào, cũng như sự thay mới collagen ở sụn khớp nên có tác dụng phòng ngừa loãng xương và các bệnh lý về thoái hóa khớp.
– Kẽm giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể người cao tuổi: Kẽm cần thiết cho sản xuất insulin – một chất rất quan trọng để điều tiết lượng đường trong máu. Kẽm cũng cần thiết cho hormone sinh sản và hormone tuyến giáp.
– Kẽm giúp phòng ngừa các bệnh về mắt: Kẽm cần thiết cho quá trình vận chuyển vitamin A vào trong võng mạc mắt, giúp ngăn ngừa suy giảm thị lực. Ngoài ra, kẽm còn giúp ngăn chặn các bệnh lý ở mắt như phù võng mạc, mờ đục võng mạc, thoái hóa điểm vàng.
Người cao tuổi thiếu hụt kẽm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: Gia tăng phản ứng viêm trong cơ thể; Chậm lành các tổn thương; Phát ban da có vảy, đặc biệt là da ở vùng tay, xung quanh miệng, bẹn…; Suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng; Rụng tóc, tiêu chảy, biếng ăn, hội chứng kém hấp thu; Tổn thương ADN.
Ảnh minh hoạ
Vì vậy để chủ động bổ sung kẽm, người lớn tuổi cần ăn thực phẩm giàu kẽm trong bữa ăn hàng ngày nên chủ động xây dựng chế độ ăn hợp lý, có nhiều loại thực phẩm giàu kẽm như: Thịt đỏ: thịt bò, thịt lợn nạc…; Hải sản có vỏ như: hàu, ốc, hến, sò, cua, tôm…; Trứng, sữa, phô mai, ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo nâu… Một số loại rau củ, các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng…
Người cao tuổi không nên ăn chay trường hoặc quá kiêng khem dẫn tới thiếu kẽm. Để bổ sung kẽm cho cơ thể, người cao tuổi nên ăn các thức ăn giàu kẽm từ cả nguồn động vật và thực vật. Người cao tuổi yên tâm sẽ không bị thừa kẽm qua chế độ ăn hằng ngày.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Điểm danh những thực phẩm dễ bị nấm mốc gây độc tố nguy hiểm trong ngày Tết
Các loại thực phẩm ngày tết do quá trình chế biến, bảo quản trong thời gian dài, bị mất an toàn vệ sinh thực phẩm nên rất dễ bị nhiễm nấm mốc. Nếu người tiêu dùng không cảnh giác ăn phải các loại thực phẩm này dễ bị ngộ độc.
Mẹo chọn thực phẩm an toàn ngày Tết
Người tiêu dùng nên chọn mua sản phẩm có nguồn gốc uy tín, an toàn; có ngày tháng sản xuất, thời gian sử dụng, cách bảo quản, chế biến và thành phần chính trong thực phẩm...
Những thức ăn này có thể hóa ‘chất độc’ khi để qua đêm
Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì chúng ta không nên để thức ăn nấu chín qua đêm, dù là bất cứ môi trường hay nhiệt độ nào.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030
- Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024