Bộ trưởng Bộ Y tế “bắt bệnh” mãn tính của ngành y

Đó là một trong những những nội dung được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh trong chương trình Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời tối ngày 21/6.
Theo nữ Bộ trưởng, hầu hết các cán bộ đã đi theo ngành y dược thì rất đam mê và say mê với nghề nghiệp và tận tâm, tận tụy, không ngại khó ngại khổ đối với việc chăm sóc sức khỏe người dân. Tuy nhiên không thể phủ nhận có một bộ phận không nhỏ cán bộ y tế từ điều dưỡng, kỹ thuật viên cho đến các bác sỹ vẫn có thái độ thờ ơ đối với nỗi đau của bệnh nhân, thậm chí là quát tháo và có tư tưởng ban ơn, cơ chế xin cho; đặc biệt nữa là có những biểu hiện tiêu cực đối với người bệnh.
“Ngành y tế có một bệnh mãn tính và nan y đó là thái độ phục vụ của cán bộ y tế đối với bệnh nhân. Vì thế, Bộ Y tế đã có kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện đổi mới phong cách thái độ phục vụ cura cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh để tạo nên một bước đột phá mới”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết.
Tuy nhiên, những giải pháp để giải quyết vấn đề này cần rất nhiều giải pháp đồng bộ và phải có thời gian. Bộ Y tế đang chuẩn bị thực hiện 1 đề án, ban hành quyết định để thực hiện chương trình hành động là đổi mới toàn diện, phong cách và thái độ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh với những nội dung chính: Lần đầu tiên tổ chức một hội nghị trực tuyến, ban hành nghị quyết này sau rộng trong ngành y tế từ tuyến trung ương đến tuyến huyện, giao ban với 700 đầu cầu, cơ sở y tế; đã thành lập Ban chỉ đạo cấp trung ương cũng như cấp tỉnh.
“Dù có nhiều giải pháp, nhưng vấn đề cốt lõi nhất vẫn chính là từ bên trong người cán bộ y tế, từ trong não, trong tim, trong óc và trong máu phải đổi mới và phải coi người bệnh là trung tâm để phục vụ”, nữ Bộ trưởng nhấn mạnh.
Những nội dung chính để đạt được mục tiêu đổi mới phong cách thái độ phục vụ cua cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh là: tiếp tục duy trì được dây nóng và thực hiện thông tư về qui tắc ứng xử đạo đức nghề nghiệp và kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ y tế không đủ phẩm chất đối với bệnh nhân; thứ hai là duy trì tiếp tục hòm thư góp ý, hòm thư nóng; thứ ba là qui định về trang phục đối với những chức năng khác nhau; thành lập đơn vị chăm sóc khách hàng để giải đáp những thắc mắc của người bệnh; có đội tình nguyện của sinh viên, bác sỹ trẻ để giúp người bệnh trong quá trình khám bệnh được nhanh, gọn; phải ký cam kết để đổi mới toàn diện thái độ như là nhiềm nở khi bệnh nhân đến, tận tụy khi bệnh nhân ở và chu đao khi bệnh nhân về. Muốn làm được như vậy thì phải có tổ chức kỹ cam kết của tất cả các điều dưỡng, bác sỹ tỏng khoa đối với trưởng khoa; trưởng khoa ký cam kết với Giám đốc bệnh viện và Giám đốc các bệnh viện phải ký với Giám đốc Sở hoặc là ký với Bộ trưởng Bộ Y tế. Sau đó có chương trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ các tiêu chí và chương trình về thi đua, khen thưởng và kỷ luật.
“Đây là một kế hoạch mới ban hành và có thể có những khó khăn trong giai đoạn triển khai, ngành y tế luôn lắng nghe ý kiến của người dân cũng như là các phương tiện thông tin báo chí để hoàn thiện những giải pháp tốt hơn”- Bộ trưởng chia sẻ.
Để làm được những kế hoạch này, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, giải pháp trước mắt lâu dài là tạo cho cán bộ y tế co nguồn thu nhập đủ sống, đủ tái tạo sức lao động để họ yên tâm phục vụ tốt hơn, trên cơ sở lộ trình đổi mới cơ chế tài chính cho phù hợp ...
Tại cuộc trao đổi Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng chia sẻ về những giải pháp chủ động của Bộ Y tế trong việc ngăn chặn dịch MERS - CoV nguy hiểm xâm nhập; Cung cấp những thông tin về mô hình Bác sĩ gia đình Theo Bộ trưởng, mô hình bác sỹ gia đình là dịch vụ cung cấp về chăm sóc sức khỏe kể cả dự phòng điều trị gần dân nhất, giúp cho người dân có thể tiếp cận các dịch vụ đỡ tốn kém, đỡ mất thời gian và thân thiện nhất. Mô hình Bác sĩ gia đình đã được Bộ Y tế triển khai thí điểm tại 8 tỉnh và đã ban hành thông tư thực hiện thí điểm bác sỹ gia đình và sắp tới sẽ sơ kết để có thể triển khai nhân rộng để phát triển mô hình hiện nay và mô hình hội nhập với quốc tế. Mô hình sẽ triển khai với các phòng khám của các bệnh viện huyện, thậm chí đến bệnh viện tỉnh, ở cả trạm y tế xã, phường cũng như là phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân...
Trả lời những băn khoăn của người dân về chất lượng của hệ thống bác sỹ gia đình, Bộ trưởng khẳng định: Bác sỹ gia đình không có nghĩa là sẽ đến tận nhà để khám bệnh và cũng tùy theo trường hợp cụ thể. Tuy nhiên để có bác sĩ gia đình thì đào tạo đòi hỏi đầu tiên phải là những bác sỹ đa khoa và sau đó đào tạo định hướng theo bác sỹ gia đình. Người bác sỹ này phải được đào tạo khá toàn diện, hiểu biết tất cả các lĩnh vực của bệnh tật để tiếp cận, hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như điều trị các bệnh thông thường và trong những trường hợp nặng thì mới phải chuyển lên tuyến trên. Mạng lưới bác sỹ gia đình rất phát triển ở các nước đã phát triển cũng như là một số nước khác.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, ở Việt Nam, mô hình này chưa phát triển nhiều, nhưng với các nước mô hình này giúp cho người dân tiếp cận với bác sĩ gia đình này trước và không cần phải đến những tuyến trên giúp tiết kiệm thời gian cũng như giảm quá tải cho tuyến trên không cần thiết.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
- Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)