Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
Khu vực Panzi, tỉnh Kwango, Cộng hòa Dân chủ Congo ghi nhận 406 trường hợp mắc một bệnh chưa rõ nguyên nhân
Cụ thể, theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại khu vực Panzi, tỉnh Kwango, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) đã ghi nhận 406 trường hợp mắc một bệnh chưa rõ nguyên nhân, trong đó có 31 trường hợp tử vong.
Các triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau cơ. Các trường hợp mắc chủ yếu là trẻ em (53% số mắc và 54,8% số tử vong là dưới 5 tuổi) và tất cả các trường hợp nặng đều bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
Khu vực đang xảy ra dịch là khu vực nông thôn, thuộc tỉnh vùng sâu, cách xa Thủ đô Kinshasa (48 tiếng di chuyển đường bộ). Khu vực này cũng vừa xảy ra tình trạng thiếu lương thực trong những tháng gần đây; điều kiện y tế thiếu thốn, tỷ lệ tiêm chủng thấp, khả năng tiếp cận chẩn đoán, quản lý ca bệnh rất hạn chế.
Hiện tại, nơi đây cũng đang là mùa mưa lớn nên việc tiếp cận dịch vụ y tế rất khó khăn (do ảnh hưởng đến việc xác định nguyên nhân gây bệnh).
Cũng theo tổ chức WHO, sốt rét là bệnh phổ biến ở khu vực này và nó đang được nhận định có thể liên quan đến các trường hợp mắc bệnh, tuy nhiên các biện pháp kiểm soát sốt rét ở đây cũng rất hạn chế.
Tổ chức WHO cũng đã tổ chức đánh giá mức độ nguy cơ đối với các cộng đồng bị ảnh hưởng tại khu vực xảy ra dịch là cao, trên cơ sở các thông tin về hạn chế trong cung cấp, tiếp cận dịch vụ y tế; tỷ lệ tiêm chủng thấp; điều kiện đời sống, lương thực, giao thông tại địa bàn rất khó khăn.
Đồng thời việc ghi nhận thông tin ban đầu về chùm ca bệnh trong các cụm gia đình cho thấy, khả năng lây lan trong các hộ gia đình. Tuy nhiên, ở cấp quốc gia của DRC, nguy cơ được coi là trung bình do đợt bùng phát hiện tại có tính chất cục bộ trong khu vực Panzi, tỉnh Kwango, mặc dù vẫn có khả năng lây lan sang các khu vực lân cận.
Với cấp độ khu vực và toàn cầu, WHO đánh giá mức độ nguy cơ thấp và chỉ lưu ý việc giám sát tại biên giới với quốc gia láng giềng gần khu vực xảy ra dịch là Angola.
Vì vậy, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho biết, Cục sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh, chủ động thực hiện giám sát dựa vào sự kiện cùng thông tin về dịch bệnh tại DRC và phối hợp với WHO cũng như đầu mối IHR các quốc gia để cập nhật, chia sẻ thông tin về dịch bệnh.
Trường hợp có các diễn biến mới, Cục Y tế dự phòng sẽ phối hợp với WHO, USCDC và các đơn vị liên quan đánh giá nguy cơ để đề xuất các đáp ứng phù hợp, bao gồm việc tăng cường công tác kiểm dịch y tế.
Theo Chinhphu.vn
Phòng, chống bệnh tay chân miệng, ngăn ngừa ca mắc mới
Hiện nay, bệnh tay chân miệng (TCM) đang gia tăng ở nhiều địa phương. Đây là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trước tình hình này, việc nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp phòng chống hiệu quả là vô cùng cấp thiết, nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ em và kiểm soát dịch bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Ngày An Toàn Người Bệnh Thế Giới 2024 - Nâng Cao Năng Lực Chẩn Đoán Vì Sự An Toàn Của Người Bệnh
Ngày An Toàn Người Bệnh Thế Giới là một sự kiện trọng tâm trong ngành y tế, với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động cải tiến chất lượng, quản lý rủi ro tại các bệnh viện và tăng cường nhận thức của cộng đồng về vấn đề an toàn cho người bệnh. Với phương châm "Trước tiên là không gây hại cho người bệnh" (First do no harm for patient), sự kiện này đã trở thành một chiến dịch toàn cầu, kêu gọi sự tham gia và hợp tác của các quốc gia thành viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tầm quan trọng của giấc ngủ: khám phá sức mạnh của sự nghỉ ngơi
Bạn có biết giấc ngủ quan trọng như thế nào đối với sức khỏe và sự thoải mái của chúng ta không? Hãy cùng khám phá lý do vì sao giấc ngủ là một phần thiết yếu của cuộc sống hàng ngày
Hưởng ứng Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2024: “Thu hẹp khoảng cách – Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ – Kết nối vòng tay yêu thương”
Tuần lễ thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ được các quốc gia trên toàn thế giới tổ chức từ ngày 1/8 đến 7/8 hàng năm, nhằm khuyến khích và tăng cường việc nuôi con bằng sữa mẹ. Với chủ đề “Thu hẹp khoảng cách – Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ – Kết nối vòng tay yêu thương”,
Sinh mổ cho con bú sữa mẹ như thế nào?
Đối với các mẹ sinh con bằng phương pháp sinh mổ thường mang tâm lý lo lắng về việc mình sinh mổ thì có thể thực hiện cho con bú mẹ được hay không. Liệu rằng mình có thể có sữa cho con bú sớm hay không? Phải cho bú tư thế nào để không bị đau? Sử dụng thuốc giảm đau có ảnh hưởng đến con không? Làm thế nào nếu trường hợp con không thể nằm chung với mẹ sau mổ ?… Đây chỉ là một vài trong rất nhiều câu hỏi mà các mẹ sinh mổ lo lắng trong giai đoạn vài ngày đầu sau mổ lấy thai. Tuy nhiên, bất chấp những gì mẹ có thể đã nghe, việc cho con bú sau khi sinh mổ là hoàn toàn có thể. Mặc dù mẹ có thể phải đối mặt với những khó khăn, nhưng hầu hết các bà mẹ muốn nuôi con bằng sữa mẹ đều có thể thực hiện thành công sau khi sinh mổ.
Tầm soát, chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn như thế nào?
Người bệnh đã nhiễm vi khuẩn lao, nếu không điều trị thì vi khuẩn lao trong cơ thể có thể nhân lên và gây bệnh lao khi cơ thể yếu đi. Khi đó, người bệnh trở thành nguồn lây nhiễm lao cho những người xung quanh. Hoàn thành điều trị lao tiềm ẩn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh lao tới 90%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh