Bốn biến thể nCoV lây lan nhanh, có 3 loại xuất hiện ở Việt Nam
Một số biến thể của virus SARS-CoV-2 có các đột biến khiến chúng lây lan dễ dàng hơn, thoát khỏi hệ miễn dịch, khó phát hiện khi xét nghiệm hoặc làm các phương pháp điều trị không hiệu quả.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi đó là những "biến thể đáng lo ngại”. Trong danh sách 4 loại phổ biến nhất có 3 loại đã xuất hiện ở Việt Nam là biến thể Anh, Ấn Độ và Nam Phi.
Ảnh minh họa: AARP
B.1.1.7 phát hiện lần đầu ở Anh
B.1.1.7 lần đầu tiên được ghi nhận ở đông nam nước Anh và được báo cáo lên WHO vào ngày 14/12. Hiện chủng này đã xuất hiện ở trên 100 nước, là biến thể phổ biến nhất ở Mỹ.
Biến thể trên có khả năng lây lan dễ dàng hơn từ 30 tới 50% so với các biến thể khác.
Nhóm cố vấn liên quan đến virus SARS-CoV-2 của Chính phủ Anh cho biết, bệnh nhân nhiễm B.1.1.7 có nguy cơ tử vong cao hơn từ 30 đến 40% so với người mắc biến thể khác.
Theo các nghiên cứu ở Anh, Scotland và Đan Mạch, người nhiễm B.1.1.7 dễ trở nặng, cần điều trị tại bệnh viện và khả năng tử vong cao hơn.
Nhưng vẫn có một số tranh cãi về nguy cơ dẫn tới tử vong cao của B.1.17. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm Lancet vào tháng 4 chỉ ra rằng B.1.1.7 lây nhiễm cao hơn nhưng không gây ra bệnh nặng hơn.
Các vắc xin của Pfizer-BioNTech, Moderna, Johnson & Johnson và AstraZeneca đều có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại biến thể này.
B.1.617 được ghi nhận lần đầu ở Ấn Độ
Biến thể lần đầu được tìm thấy ở Ấn Độ đã lan rộng đến hơn 40 quốc gia. WHO và Vương quốc Anh đều nhận định đây là một "biến thể đáng lo ngại" vì có khả năng lây nhiễm cao hơn so với chủng gốc ban đầu.
Các đột biến của chủng này bao gồm L52R, P6814 và E848Q làm cho virus dễ lây nhiễm hơn hoặc tránh phản ứng của kháng thể.
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào kết luận biến thể Ấn Độ gây ra nguy cơ tử vong cao hơn.
B.1.351 được phát hiện lần đầu ở Nam Phi
B.1.351 lần đầu tiên được ghi nhận Nam Phi trong các mẫu xét nghiệm đầu tháng 10/2020, báo cáo cho WHO vào ngày 18/12. Hiện tại, chủng trên xuất hiện ở hơn 80 quốc gia.
Theo các quan chức y tế Nam Phi, biến thể này có khả năng lây lan cao hơn 50% so với chủng ban đầu.
B.1.351 có thể né tránh phản ứng miễn dịch của cơ thể do có các đột biến E484K và K417N.
Trong một nghiên cứu được công bố vào đầu tháng 5, vắc xin của Pfizer có hiệu quả 75% trong việc ngăn ngừa biến thể trên, kém hơn so với chủng gốc (hiệu quả trên 90%).
P.1 lần đầu tiên được xác định ở Brazil
Biến thể P.1 lần đầu tiên được ghi nhận ở 4 người ở Nhật Bản, họ đã đi từ Brazil tới vào ngày 2 /1. Hiện chủng P.1 đã có mặt trên 40 quốc gia.
P.1 có khả năng lây lan gấp đôi so với chủng virus ban đầu. Từ ngày 4/12/2020 đến ngày 21/1/2021, 91% bệnh nhân Covid-19 ở khu vực Amazon của Brazil đã bị nhiễm P.1.
P.1 có các đột biến E484K và K417T tương tự như B.1.351, có thể trốn tránh các phản ứng kháng thể.
Đây có thể là lý do những người từng mắc Covid-19 hoặc tiêm vắc xin có thể bị tái nhiễm.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản