Bù nước cho trẻ như thế nào?
Thiếu nước: Hạ huyết áp, tim đập nhanh
Mùa hè nắng nóng, thời tiết oi bức làm cơ thể dễ bị mất nước, nhất là trẻ em vì tính hiếu động, ham chơi đùa làm cho trẻ bị xuất tiết nhiều mồ hôi khiến trẻ càng dễ bị thiếu nước. Vì vậy, người lớn nên chủ động cung cấp lượng nước cho trẻ. Không những thế, biết chọn lọc đồ uống vừa giải khát vừa bổ dưỡng thì không phải phụ huynh nào cũng làm được.
Theo Ths.BS Đinh Thạc, BV Nhi đồng 1, TP. HCM, nước có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là những phản ứng sinh học của cơ thể giúp cơ thể phát triển và thích ứng với những tác động từ môi trường bên ngoài.
Theo phản ứng tự nhiên, khi thiếu nước cơ thể sẽ ưu tiên đưa nước tới các cơ quan trọng yếu như não, tim, gan, phổi, thận, đồng thời giảm lượng nước tới các cơ quan ít quan trọng hơn như tiêu hóa, cơ, khớp, da và niêm mạc, chính vì vậy dấu hiệu thiếu nước sẽ xuất hiện sớm nhất ở các cơ quan ít quan trọng này.
Vì vậy, nếu thiếu nước nhẹ và vừa sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, đi tiểu ít, táo bón; da khô, ngứa vì các tế bào da thiếu nước bị bong tróc, nổi mụn trứng cá; chảy máu mũi vì niêm mạc khô, mạch máu dễ tổn thương; nhức đầu, chóng mặt, cơ bắp mềm yếu; dễ tái phát viêm tiết niệu vì ít nước tiểu nên không loại trừ được các chất cặn bã và vi khuẩn qua đường tiểu; sỏi thận cũng dễ hình thành hoặc tái sinh do sự cô đặc các chất khoáng.
Thiếu nước còn tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng hầu họng, đường hô hấp do không khí qua mũi không được làm ẩm, gây kích thích và làm cho phổi nhạy cảm với khói, bụi, hóa chất, viêm mũi dị ứng…
Thiếu nước trầm trọng dẫn đến hạ huyết áp, tim đập nhanh, tiểu tiện ít; miệng khô, rất khát nước; da, niêm mạc khô, không có mồ hôi; mắt khô và sưng đau, cơ thể mất thăng bằng…
Theo khuyến cáo của của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng nước cần thiết hàng ngày cho cơ thể thay đổi tùy theo từng khu vực và theo từng lứa tuổi. Tại vùng nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, do khí hậu lượng mồ hôi thải ra lớn nên lượng nước mất đi mỗi ngày khoảng 1,8 – 2 lít nước. Nếu ăn nhiều canh, rau thì lượng nước uống hàng ngày cần thiết đối với người lớn khoảng 1 lít (5 - 6 ly nước), nếu bữa ăn ít canh, rau thì nên uống nhiều hơn, khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày.
Mỗi ngày trẻ em cần uống khoảng 50 – 60ml nước cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Nhu cầu nước uống tăng lên trong một số trường hợp như trẻ ra mồ hôi quá nhiều sau khi hoạt động thể lực hoặc trong thời tiết nắng nóng của mùa hè.
Bổ sung nước, chất bổ dưỡng thế nào?
Theo bác sĩ Đinh Thạc, bất kỳ loại nước giải khát nào cho trẻ uống cũng cần đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Nước giải khát cho trẻ uống không quá ngọt vì chứa nhiều đường, sẽ làm cho trẻ dễ đầy bụng hoặc ngang dạ gây ảnh hưởng đến các bữa ăn chính của trẻ.
Nếu cần nước giải khát có màu sắc bắt mắt, phụ huynh có thể chọn những loại nước ép từ trái cây tươi tự nhiên, đảm bảo bổ dưỡng, vừa an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Thức uống dùng cho trẻ phải phù hợp theo lứa tuổi, trẻ nhỏ 0 – 6 tháng tuổi nên cho bú mẹ hoàn toàn không cần uống thêm bất cứ loại nước gì khác vì sữa mẹ chứa một lượng nước rất dồi dào.
Lứa tuổi ăn dặm từ 6 – 12 tháng tuổi ngoài các bữa ăn chính có thể cho trẻ uống thêm nước sôi nguội, nước suối, nước canh, nước cháo hoặc một ít nước ép trái cây tươi các loại mà trẻ yếu thích tùy theo tình trạng thiếu nước của trẻ. Trẻ từ 1 tuổi hoặc lớn hơn có thể uống bất cứ loại nước nào mà người lớn sử dụng.
Sau đây là một số loại nước giải khát khuyên dùng cho trẻ vào mùa hè nắng nóng
Nước chanh, cam: chứa nhiều vitamin C, vừa có công hiệu giải khát, giải nhiệt rất tốt, còn tác dụng làm đẹp da, sát khuẩn, trị ho…
Nước mía tươi: tác dụng giải khát, lại bổ dưỡng cho sức khoẻ nhờ mía có vị ngọt, tính hàn, giàu dinh dưỡng, nhưng phụ huynh không nên cho trẻ uống quá nhiều.
Dưa hấu hay dưa bở: gọt bỏ vỏ xay hay ép lấy nước cho một chút đường uống vừa giải nhiệt, giải khát và bổ dưỡng.
Rau má: xay lấy nước uống, thêm chút đường cho dễ uống, có tác dụng giải nhiệt tốt.
Xoài ép: một ly nước xoài tươi khoảng 160 ml cung cấp 75 kcal và hơn 50% nhu cầu trong ngày về vitamin C.
Sữa chua: rất tốt trong ngày hè vì có lợi cho tiêu hóa và còn có tác dụng làm đẹp da.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em
Sinh non là tình trạng trẻ chào đời trước khi thai kỳ đạt đủ 37 tuần tuổi, và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có khoảng 15 triệu trẻ sinh non, và trong số đó, khoảng 1 triệu trẻ tử vong do các biến chứng liên quan đến sinh non. Trẻ sinh non không chỉ đối mặt với những thách thức tức thời về sức khỏe mà còn phải chịu ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
Bộ Y tế yêu cầu triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
Bộ Y tế cho biết, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam (18,9‰) cao gấp 2,4 lần Thái Lan (8‰- nguồn UNICEF), mặt khác, việc thực hiện các can thiệp chuyên môn nhằm giảm tử vong trẻ sơ sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện có chiều hướng giảm.
Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc cho trẻ khi bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng không phải tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng nhưng các vết loét do nhiệt miệng khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống. Do vậy, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp.
Chảy máu cam ở trẻ: Khi nào cần lo lắng?
Trong mùa hè, rất nhiều trẻ bị chảy máu cam do khô mũi vì nằm điều hòa liên tục. Tuy nhiên, nhiều người xử lý sai cách, như nhét dị vật vào mũi trẻ, bắt trẻ ngửa cao đầu...
Mùa hè cho trẻ đi bơi cần cảnh giác nguy cơ lây nhiễm bệnh
Thời tiết nóng nhiều gia đình cho trẻ đi bơi lội tại các bể bơi công cộng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025