17/9/2012 | 5:22:59 PM

Buồn ngủ – Có thể là bệnh

Bạn luôn cảm thấy buồn ngủ trong giờ làm việc và tất nhiên là bạn không thể tập trung làm được việc gì? Nguyên nhân do đâu?

1. Ngủ không đủ giấc

Nguyên nhân đầu tiên nên nghĩ đến là bạn đã ngủ quá ít. Nó khiến bạn không thể tập trung và luôn cảm thấy mệt mỏi. Người trưởng thành thường được phải được ngủ từ 7-8 tiếng mỗi tối.

Giải pháp: Hãy tạo cho mình một giấc ngủ “bù” bất cứ khi nào có thể. Đừng để laptop, điện thoại trong phòng ngủ. Nếu mọi cố gắng đều không cải thiện được tình hình, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ, bạn có thể đã bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ.

2. Chứng ngưng thở trong khi ngủ

Một số người nghĩ rằng họ đã ngủ đủ giấc thì chứng ngưng thở trong khi ngủ có thể là nguyên nhân. Tình trạng ngừng hô hấp khoảng 10 giây sẽ đánh thức não bộ vậy là cơ thể bị thiếu ngủ dù bạn ngủ đủ 8 tiếng.

Giải pháp: Nếu thừa cân thì phải lên kế hoạch ăn kiêng, sử dụng liệu pháp CPAP (một dụng cụ phát một lượng liên tục áp suất dương đường hô hấp) trong khi ngủ.

3. Không đủ năng lượng

Ăn quá ít sẽ gây mệt mỏi nhưng ăn các thực phẩm nghèo dinh dưỡng cũng có thể khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường và ngăn ngừa sự uể oải, buồn ngủ khi lượng đường trong máu giảm.

Giải pháp: Luôn ăn sáng và cố gắng "nạp" đủ protein và tinh bột trong mỗi bữa ăn. Ví dụ, ăn trứng với bánh mì, ngũ cốc. Đồng thời bạn cũng có thể ăn thêm các bữa nhẹ trong ngày để cung cấp thêm năng lượng..

4. Thiếu máu

Thiếu máu là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mệt mỏi và buồn ngủ, đặc biệt là ở phụ nữ. Mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây thiếu sắt, làm chị em mệt mỏi kéo dài.

Giải pháp: Đối với chứng thiếu máu do thiếu sắt có thể bổ sung thêm bằng cách ăn các loại thức ăn như thịt nạc, gan, sò huyết, đậu…

5. Buồn chán

Bạn có nghĩ rằng buồn chán là một rối loạn cảm xúc nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới thể xác. Mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chán ăn là một trong những triệu trứng phổ biến nhất. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, tinh thần suy sụp trong một vài tuần hãy đến gặp bác sĩ.

Giải pháp: Điều chỉnh tâm lý bản thân, hoặc dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

6. Sự suy giảm tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyển nhỏ ở cổ. Nó điều khiển sự trao đổi chất, chuyển dưỡng thực phẩm thành năng lượng. Khi tuyển giáp hoạt động kém hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Giải pháp: Đi xét nghiệm máu để điều trị nếu đúng.

7. Dùng quá nhiều cafein

Cafein có thể giúp bạn tỉnh táo và tập trung ở một liều lượng vừa phải. Nhưng nếu bạn dùng nhiều quá có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp và cảm thấy bồn chồn. Và nghiên cứu chỉ ra là dùng quá nhiều cafein gây ra mệt mỏi, buồn ngủ ở nhiều người.

Giải pháp: Cắt giảm dần cà phê, trà, sô-cô-la, và nước ngọt, hoặc bất cứ loại thực phẩm nào có chứa cafein. Dừng đột ngột sẽ làm cho sự thiếu hụt cafein một cách đường đột và sẽ gây mệt mỏi hơn.

8. Viêm đường tiết niệu

Không phải cứ bị viêm nhiễm đường tiết niệu là đau rát, buốt mà trong một số trường hợp, mệt mỏi và buồn ngủ là dấu hiệu duy nhất. Xét nghiệm nước tiểu sẽ cho kết quả chính xác.

Giải pháp: Dùng kháng sinh điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ sẽ biến mất trong một tuần

9. Tiểu đường

Ở những người bị tiểu đường, lượng đường luôn tồn tại trong máu thay vì chuyển vào các tế bào của cơ thế khiến cơ thể “hết hơi”. Nếu bạn bị mệt mỏi dai dẳng không giải thích được, hãy đi kiểm tra đường huyết.

Giải pháp: Điều trị bệnh tiểu đường có thể bằng cách thay đổi lối sống như chế độ ăn và luyện tập thể dục, điều trị bằng liệu pháp insulin và các loại thuốc để điều chỉnh lượng đường trong cơ thể.

10. Mất nước

Sự mệt mỏi có thể là dấu hiệu của sự mất nước. Bất kể là bạn làm việc bên ngoài hay làm việc bàn giấy, cơ thể của bạn cần nước để hoạt động. Nếu bạn cảm thấy khát, chứng tỏ khi ấy cơ thể bạn cần nước.

Giải pháp: Uống nước vào các thời điểm trong ngày. Nước tiểu có màu sáng, chứng tỏ cơ thể bạn được cung cấp đủ nước. Uống hai cốc nước trong một giờ hoặc hơn trước khi có một hoạt động thể chất nào đó. Sau đó, uống trong quá trình hoạt động và sau đó uống tiếp 2 cốc nước nữa.

11. Bệnh tim mạch
 
Khi cách dấu hiệu của mệt mỏi kèm theo buồn ngủ đến và khiến bạn không thể tiếp tục các công việc hàng ngày như lau dọn nhà cửa, dọn dẹp sân vườn, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Nếu bạn cảm thấy ngày càng khó khăn để hoàn thành những công việc đó, hãy hỏi bác sĩ của bạn về nguy cơ của bệnh tim.

Giải pháp: Thay đổi lối sống, dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm bệnh tim của bạn tiến triển tốt hơn và bạn có thể lấy lại được năng lượng cho các hoạt động của mình.

12. Đảo lộn nhịp sinh học

Làm việc ban đêm hoặc lấy ngày làm đêm có thể phá vỡ nhịp sinh học, gây mệt mỏi và buồn ngủ trong những thời điểm cần sự tỉnh táo. Và bạn cũng thường xuyên gặp những rắc rối trong những giấc ngủ ngày.

Giải pháp: Hạn chế ánh sáng và âm thanh khi ngủ đêm. Nếu những giải pháp đó vẫn khiến bạn gặp phải các vấn đề trong giấc ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ để có thể sử dụng các loại thuốc trị liệu.

13. Dị ứng với thực phẩm

Một vài bác sĩ tin rằng sự dị ứng với thực phẩm có thể khiến cho bạn cảm thấy buồn ngủ. Nếu sự mệt mỏi và buồn ngủ đến ngay sau bữa ăn, có thể bạn đã bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó, với một nồng độ nhẹ, làm cho bạn không bị phát ban hay bị mẩn ngứa.

Giải pháp: Hãy giảm nhẹ những thức ăn mà bạn nghi ngờ mình bị dị ứng xem có cải thiện không.

14. Đau cơ mãn tính (Fibromyalgia)

Nếu sự mệt mỏi và buồn ngủ kéo dài hơn 6 tháng và bạn không làm chủ được hoạt động của mình thì đau cơ mãn tính có thể là một khả năng. Đau cơ mãn tính thường đi kèm với mệt mỏi, trầm cảm, giấc ngủ chập chờn không sâu, dễ bị thức giấc.

Giải pháp: Trong khi không có liệu pháp điều trị nào nhanh chóng cho bệnh này, bệnh nhân thường được khuyên điều chỉnh lịch trình hoạt động hàng ngày của mình theo hướng có lợi nhất cho giấc ngủ và thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng.

15. Giải pháp chung cho vấn đề

Nếu bị mệt mỏi và buồn ngủ nhẹ mà không liên quan đến bất kỳ vấn đề y tế nào, giải pháp là tập thể dục. Nghiên cứu cho thấy rằng một người trưởng thành khỏe mạnh nhưng có những mệt mỏi nhất thời có thể cải thiện được tình hình bằng những chương trình luyện tập vừa phải. Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc tham gia đạp xe đạp trong vòng 20 phút với tốc độ nhẹ có thể xóa tan mệt mỏi. Việc làm này chỉ cần thực hiện 3 lần một tuần là có thể đẩy lùi mệt mỏi và buồn ngủ.


Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814