Cả nước có tới 165.000 người mới mắc bệnh ung thư trong năm 2018
Năm 2018, toàn quốc có tới 165.000 người mới mắc bệnh ung thư (năm 2010 khoảng 126.000 người). Đến hết năm 2018, cả nước có 48 tỉnh, thành tham gia vào mạng lưới phòng chống ung thư.
Những năm qua, kiến thức của người dân về phòng, chống ung thư đã được nâng cao đáng kể so với trước khi thực hiện dự án, trên 90% người dân biết/nghe/nói đến bệnh ung thư. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân chưa biết về các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư.
Thông tin trên được đại diện Bộ Y tế đưa ra tại hội nghị sơ kết 3 năm (2016-2018) và Kế hoạch 2 năm (2019-2020) của Chương trình mục tiêu y tế-dân số giai đoạn 2016-2020 diễn ra ngày 11/4, tại Hà Nội.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới được xem là bản lề để công tác hoạch định chính sách của ngành y tế có những bước phát triển mới.
Để Nghị quyết đi vào cuộc sống, trong thời gian qua, ngành y tế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhiều chương trình, dự án, đề án nhằm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, nâng cao tầm vóc, thể lực, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ người dân. Đó là các đề án như: Đề án tăng cường y tế cơ sở trong tình hình mới (Đề án 2348), Chương trình Sức khỏe Việt Nam, Chương trình mục tiêu y tế- dân số...
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân đã giảm qua các năm.
Sau 3 năm (2016-2018) triển khai, Chương trình mục tiêu y tế-dân số đã đạt được nhiều thành tựu như: Kiểm soát được các bệnh, dịch mới nổi, không có dịch lớn xảy ra; Tiếp tục giảm số mắc, số chết của nhiều bệnh dịch nguy hiểm; Bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ>95% cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân đã giảm từ 17,5% năm 2010 xuống còn 15,3% năm 2013 và giảm xuống còn 13% năm 2018. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi đã giảm từ 29,3% năm 2010 xuống còn 25,9% năm 2013 và 23,3 năm 2018. Chú trọng phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, y tế học đường; hoàn thiện Hướng dẫn và triển khai thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng. Kiểm soát tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng ở mức dưới 0,3% và giảm số người nhiễm mới...
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, bên cạnh những thành tựu đó, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức mới về sức khỏe của người dân trong quá trình phát triển. Đó là sự già hóa dân số, các yếu tố về hành vi lối sống... đã làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, tàn phế và tử vong sớm do bệnh tật, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm. Tỷ lệ quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng còn thấp.
Một số bệnh truyền nhiễm lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng vẫn còn ở mức cao, an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề bức xúc cần phải tập trung giải quyết, ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, trường học khó kiểm soát; Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh còn cao...
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Trong khi đó nguồn lực để thực hiện Chương trình này lại đang rất hạn chế và thiếu. Nguồn lực này chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước vì Quỹ bảo hiểm chỉ có khả năng chi trả cho khám, điều trị khi đã mắc bệnh và Chính quyền nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm tới các hoạt động này, đặc biệt chưa bố trí kinh phí địa phương để thực hiện Chương trình.
Vì vậy, Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2018 theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Thông báo số 404/TB-VPCP, cụ thể: Năm 2019-2020 vẫn sử dụng ngân sách nhà nước để mua thuốc phòng chống lao cho các bệnh nhân chưa có thẻ bảo hiểm y tế; Bộ Tài chính bố trí ngân sách bổ sung cho Chương trình để mua thuốc phòng chống lao năm 2019-2020 cho các bệnh nhân chưa có thẻ bảo hiểm y tế từ phần kinh phí tiết kiệm 10% của Chương trình (Bộ Tài chính chưa giao); Điều chỉnh một số chỉ tiêu theo phụ lục đính kèm.
Quốc hội cho phép điều chỉnh Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, đẩy nhanh tiến độ ban hành Luật Phòng chống tác hại rượu bia, theo hướng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để thành lập Quỹ nâng cao sức khỏe nhân dân, tăng chi cho Chương trình mục tiêu y tế-dân số.../.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.