Các bệnh cần đối phó vào mùa thu
Dưới đây là một số bệnh thường gặp, webphunu.net xin được giới thiệu để giúp quý bạn đọc biết cách bảo sức khỏe của bản thân và gia đình.
1. Cúm
Cúm mùa là bệnh hay gặp nhất và lây lan rất nhanh, bệnh lây qua đường hô hấp, nhiều trường hợp cúm nặng có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt, thời gian gần đây đã xuất hiện cúm A(H1N1) gây thành đại dịch.
Để phòng chống các bệnh như cúm mùa, đặc biệt là cúm A(H1N1) cần: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; lau chùi mặt bàn ghế, các vật dụng, tay nắm cửa... bằng nước sát khuẩn; đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường hoặc khi tiếp xúc nơi đông người; mỗi lần hắt hơi, xì mũi phải quay sang phía không có người và vào khăn mùi xoa hoặc khăn giấy sau đó hủy khăn giấy hoặc giặt khăn mùi xoa với xà phòng hoặc nước sát khuẩn.
Nơi ở và nơi làm việc cần thông thoáng vì vivus cúm nói chung sống rất lâu trong môi trường nhiệt độ thấp. Khi có các biểu hiện như sốt, ho, đau họng, nhức mình mẩy, tiêu chảy... nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Bên cạnh các biện pháp trên mỗi người cần có chế độ lao động, sinh hoạt hợp lý, có chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
2. Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ hay viêm màng tiếp hợp cấp thường xảy ra rất đột ngột. Có người chỉ đau một mắt, có người bị cả hai mắt, tiến triển rất nhanh, hay lây và phát triển thành dịch. Bệnh thường lây qua sự tiếp xúc như từ bàn tay dụi lên mắt, dùng chung chậu, bồn rửa mặt, khăn mặt để chồng lên nhau...
Triệu chứng nặng là hai mắt sưng mọng, niêm mạc và củng mạc mắt đỏ ngầu, rất nhiều dử mắt dính đặc như mủ, hé mắt ra là chói, mắt cộm như có bụi trong mắt, đau nhức, có khi sốt lên 38 - 39 độ C. Sáng ngủ dậy, hai mi mắt dính chặt lại rất khó mở mắt, nhìn vào nhãn cầu thấy mắt đỏ toàn bộ. Người mệt mỏi, khó chịu, ăn ngủ kém, trẻ em quấy khóc, hay dụi tay lên mắt, nước mắt dàn dụa càng làm cho ngứa ngáy khó chịu.
Khi bị đau mắt cần đeo kính râm, nghỉ ngơi và hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan. Giữ vệ sinh đôi mắt bằng cách rửa nước muối 9/1000 hay thuốc tím pha loãng 1/5000, 4-5 lần/ ngày.
3. Viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản là một bệnh khá thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bệnh thường nặng và nguy hiểm đối với trẻ em và người cao tuổi. Đó là tình trạng đường thở hay còn gọi là phế quản bị viêm nhiễm, đa phần là do nguyên nhân nhiễm trùng: có thể từ bên ngoài đến hoặc do các vi khuẩn ký sinh bình thường trong đường cổ họng gây bệnh khi cơ thể lâm vào các điều kiện bất lợi, nhất là thay đổi thời tiết.
Bệnh viêm phế quản thường có biểu hiện ban đầu là sốt, trẻ em thường sốt khá cao (39-40 độ C), người gai lạnh và sau đó là ho.
Điều trị viêm phế quản chủ yếu theo nguyên nhân. Cần phải dùng đến các loại kháng sinh. Các loại kháng sinh thường được dùng để điều trị bệnh viêm phế quản mà các thầy thuốc thường kê đơn cho bệnh nhân là: ampicillin, oxacillin, erythromycin, cotrimoxazol v.v... Tuỳ theo lứa tuổi và cân nặng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ định liều lượng cụ thể.
4. Cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh thường xuất hiện vào mùa đông nhưng cũng thường gặp vào mùa thu khi đi ngoài trời bị mưa ướt hoặc khi nằm ngủ bật quạt thẳng vào người mà không giữ ấm phần ngực, cổ. Người bị cảm cúm toàn thân đau mỏi, khó chịu, sốt, nhức đầu... Dấu hiệu bị cúm là nhức đầu, nóng sốt, ớn lạnh, đau ê ẩm khắp toàn thân, đau họng, ho...
Thuốc để điều trị cảm cúm hàng đầu vẫn là loại thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol. Hiện nay có rất nhiều tên biệt dược trong đó có paracetamol đơn độc hoặc phối hợp với các hoạt chất khác. Khi đã sử dụng đến paracetamol, mặc dù nó là loại thuốc bán không cần đơn nhưng phải dùng theo liều lượng quy định để tránh những tai biến đáng tiếc.
5. Sốt phát ban
Sốt phát ban là một bệnh hay gặp ở trẻ em, tác nhân gây bệnh là virus Rubella. Bệnh biểu hiện với hai triệu chứng nổi bật: hạch ngoại vi to và nổi ban đỏ trên da. Bệnh nhân bị lây bệnh do hít phải chất tiết từ niêm mạc đường hô hấp của người bị bệnh. Bệnh nhân thấy mệt mỏi, đau đầu, viêm kết mạc mắt, ho, sổ mũi, đau họng (các biểu hiện giống như cảm cúm), có thể bị đau khớp.
Ngay sau đó các hạch ở sau tai, cạnh cổ sưng to, đau, rồi trên da bệnh nhân xuất hiện các dát đỏ bằng phẳng với mặt da và các sẩn màu đỏ, nhỏ li ti trong giống như ban sởi. Ngày đầu các ban mọc ở mặt rồi lan dần xuống thân mình, các chi và nhanh chóng lan ra toàn thân. Sang ngày thứ 2 các ban bắt đầu nhạt màu dần. Ngày thứ 3 các ban biến mất hoàn toàn không để lại sẹo, không để lại vết thâm.
Bệnh tiến triển lành tính không để lại di chứng, nhưng nếu như bệnh xuất hiện ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu thì đôi khi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và gây nên các dị tật bẩm sinh ở tim, giác mạc, điếc, kém phát triển não hoặc não úng thuỷ… Phòng bệnh bằng tiêm chủng. Về điều trị, bệnh nhân phải được nghỉ ngơi, dùng một đợt kháng sinh chống nhiễm trùng, kháng histamine…
Các bệnh về hô hấp khác như viêm long đường hô hấp, viêm phổi, viêm mũi... cũng hay gặp trong mùa thu, cách phòng bệnh là giữ ấm vùng ngực, mũi họng bằng cách mặc ấm, ra đường nên đeo khẩu trang; ăn đủ chất dinh dưỡng, uống trà gừng, súc họng thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn...
Vào mùa thu, đông những người lớn tuổi, những người có tiền sử cao huyết áp cũng hay bị tai biến mạch máu não, đột quỵ. Vì vậy, không nên để người già, người cao huyết áp ở nhà một mình, tránh bị lạnh đột ngột, theo dõi huyết áp thường xuyên để can thiệp kịp thời.
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh