Các cách phòng cảm lạnh và cảm cúm trong mùa thu
1. Làm ấm mũi
Giáo sư Ron Eccles từ Trung tâm nghiên cứu cảm lạnh tại Đại học Cardiff lý giải: "Chúng ta bị cảm lạnh và cảm cúm nhiều hơn trong mùa đông là vì mũi lạnh đi, làm giảm khả năng kháng lại các nhiễm trùng". Nếu trời lạnh, hãy quấn khăn ngang mũi để giữ ấm cho nó.
2. Đừng bắt tay
Nghiên cứu mới từ Đại học Aberystwyth đã chỉ ra rằng bắt tay làm lây truyền vi khuẩn nhiều gấp 10-20 lần so với khi người ta chỉ chạm nắm đấm vào nhau. "Bắt tay kéo dài hơn và tiếp xúc da trên một vùng rộng hơn", giáo sư David Whitworth, chuyên gia về hóa sinh tại đại học này, cho biết. Ông cũng phát hiện người nắm chặt nhất truyền nhiều vi khuẩn nhất.
3. Giặt quần áo bằng nước ấm
Virus cúm có thể sống trong nước nóng tới 40 độ C, vì thế nếu có người nhà mắc bệnh, hãy giặt và ngâm quần áo của họ trong nước nóng hoặc dùng nước giặt có chất kháng khuẩn.
![Một cú hắt hơi mạnh có thể giải phóng các giọt nước bọt mang theo 100.000 vi khuẩn vào không khí trong bán kính 3,5 mét. Các cách phòng cảm lạnh và cảm cúm trong mùa thu](http://skds3.vcmedia.vn/2014/1-hat-hoi-1411354227722.jpg)
4. Giảm ăn đường
Các nghiên cứu tại Đại học Loma Linda (bang California, Mỹ) phát hiện khi các tình nguyện viên ăn một lạng đường mỗi ngày, các tế bào miễn dịch sẽ trừ khử được ít vi khuẩn hơn bình thường, và hiện tượng này kéo dài tới 5 tiếng. Vì thế, giảm ăn đường có thể làm tăng cơ hội hoạt động của các tế bào miễn dịch của bạn.
5. Ngủ đủ 8 tiếng
Ngủ chưa đầy 7 tiếng mỗi đêm khiến bạn dễ mắc cảm lạnh gấp 3 lần so với người ngủ 8 tiếng, nghiên cứu cho thấy. Những giấc ngủ ngắt quãng hoặc thiếu ngủ đều can thiệp đến hoạt động của gene miễn dịch có tên gọi TLR-9, các chuyên gia tại Đại học Yale, Mỹ, cho biết.
6. Quan sát quy luật 2 chỗ ngồi
Theo các chuyên gia từ Đại học quốc gia Australia ở Canberra, nguy cơ mắc cúm tăng vọt nếu bạn ngồi cách người nhiễm bệnh trong bán kính 2 ghế. Nếu thấy có ai đó sổ mũi, ho và bạn có thể chuyển chỗ, hãy làm điều đó. Nếu không thể di chuyển, hãy mở cửa sổ. Các nhà nghiên cứu tìm thấy việc ngồi 90 phút trong một chiếc xe hơi có người bị cúm sẽ khiến bạn có tới 99,9% nguy cơ lây bệnh. Nhưng nguy cơ này sẽ giảm xuống còn 20% nếu bạn mở cửa sổ.
7. Không dùng nước rửa tay
Trừ phi nó chứa 60-80% cồn, nước rửa tay không thể đủ mạnh để giết chết virus gây cảm lạnh, cảm cúm, và nó sẽ không hiệu quả chút nào nếu tay bẩn. Tiến sĩ Lisa Ackerley, chuyên gia y tế môi trường từ Hệ thống kiểm toán vệ sinh khuyên nên rửa tay bằng xà phòng và nước khi bạn trở về nhà.
8. Rửa mũi bằng nước muối
Muối có thể giúp giảm số đợt cảm lạnh bạn mắc phải, theo các thử nghiệm tại Đại học bang Pennsylvania. Nó hỗ trợ bằng cách ngăn ngừa các vi khuẩn làm tổ trong hốc mũi. Để có dung dịch rửa mũi, hãy đun sôi nước và bổ sung muối vào, rồi chờ nguội đi. Bạn cũng có thể mua nước muối đẳng trương bán sẵn ở nhà thuốc.
9 - Tập thể dục, nhưng vừa phải
Những bài tập nhẹ và trung bình có thể thúc đẩy hệ miễn dịch, tuy nhiên nghiên cứu từ Đại học Loughborough tìm thấy việc tập cường độ cao trong 90 phút làm giải phóng hormone stress và các phân tử kháng viêm, khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, làm bạn càng dễ mẫn cảm với cảm lạnh và cảm cúm.
10. Bổ sung vitamin D
Nghiên cứu từ Đại học Colorado phát hiện hàm lượng vitamin D thấp có thể can thiệp vào các tế bào hCAP-18 có vai trò tấn công vi khuẩn trong cơ thể. Nếu thiếu vitamin này, nguy cơ mắc cảm lạnh, cảm cúmcủa bạn tăng ít nhất 1/3. Khi dùng bổ sung, hãy chọn loại vitamin D3 - loại cơ thể dễ hấp thụ nhất.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Để cho đi là còn mãi
Tháng 4 vừa qua, tại Quảng Ninh, một ca hiến tạng từ người cho chết não, anh Dương Minh Đức, đã trao cơ hội sống mới cho 7 người, trong đó có 2 trường hợp trẻ em. Từ câu chuyện nhân văn của anh Đức, tình yêu thương, sự sẻ chia đã được lan toả rộng khắp, không chỉ tại Quảng Ninh mà còn trong cả nước. Nhiều người, trong có cả Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đã tự nguyện đăng ký tham gia hiến tạng, để “Cho đi là còn mãi”.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế
Người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) được quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng, mức hưởng tùy theo nhóm đối tượng và tình trạng bệnh. Việc tham gia BHYT đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân, giúp mọi người được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.