Các dấu hiệu ở tay cảnh báo tim bất ổn
Thông thường, mọi người hay bỏ qua những thay đổi ở tay. Tuy nhiên, đôi khi vấn đề ở lòng bàn tay, ngón tay, móng tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim.
Nổi cục đau ở ngón tay
Nốt Osler trên tay bệnh nhân. Ảnh: Grepmed
Bạn đừng bỏ qua các cục cứng và đau ở ngón tay. Những chỗ sưng này được gọi là nốt Osler và có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm trùng - chứng viêm có khả năng đe dọa tính mạng.
Viêm nội tâm mạc thường do nhiễm trùng khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, lây lan qua đường máu. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể hỏng van tim vĩnh viễn.
Bác sĩ da liễu Geeta Yadav giải thích: "Các nốt Osler hình thành bởi tình trạng viêm các mạch máu, sau đó gây ra nhiễm trùng do vi khuẩn ở lớp hạ bì, dẫn đến viêm nhiều hơn”.
Nốt Osler có thể tồn tại trong vài giờ đến vài ngày, có xu hướng tự biến mất. Ngay cả khi đó, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định xem mình có bị viêm nội tâm mạc hay không. Phương pháp điều trị thường dùng thuốc kháng sinh, một số trường hợp cần phẫu thuật.
Vạch màu đỏ hoặc tím dưới móng tay
Các đường màu đỏ hoặc tím bên dưới móng tay của bạn - được gọi là xuất huyết dạng mảnh - có thể là dấu hiệu của bệnh tim hoặc nhiễm trùng.
Bác sĩ Yadav giải thích: "Nếu bạn bị xuất huyết dạng mảnh, đó có thể là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng. Nếu là bệnh tim, các vết xuất huyết đó hình thành do vi khuẩn di chuyển qua các mạch máu nhỏ của móng tay. Điều này làm suy yếu mạch và gây ra xuất huyết".
Ngón tay dùi trống
Ảnh minh họa: Researchgate
Một dấu hiệu khác cho thấy các vấn đề về tim là ngón tay dùi trống, với các đầu ngón tay bị sưng và móng tay quặp xuống. Tình trạng này thường do bệnh tim hoặc nhiễm trùng các buồng tim.
Phó giáo sư Beth Goldstein, Đại học Bắc Carolina (Mỹ), giải thích: “Móng tay dùi trống có thể xuất hiện từ khi sinh ra, nhưng hay thấy nhất ở bệnh viêm xương khớp. Nếu xảy ra do bệnh tim, hiện tượng đó bắt đầu ở ngón cái và ngón trỏ”.
Lòng bàn tay đổi màu
Lòng bàn tay ngả nâu hoặc lấm tấm đỏ cảnh báo rắc rối ở tim của bạn. Triệu chứng này là một dấu hiệu phổ biến khác của nhiễm trùng do vi khuẩn trong tim hoặc các mạch máu xung quanh.
Các nốt đổi màu không gây đau đớn và có khả năng tự biến mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Nếu bạn nhận thấy tình trạng đó, hãy đến gặp bác sĩ để xác định xem bạn có bị nhiễm trùng tim cần dùng kháng sinh hoặc điều trị khác hay không.
Bác sĩ Jennifer Lewey, Hiệp hội Tim mạch Mỹ, đưa ra lời khuyên: "Với bệnh tim, đưa ra những lựa chọn thông minh ngay bây giờ sẽ mang lại kết quả cho phần còn lại của cuộc đời bạn”.
Bởi vậy, bạn hãy khám sức khỏe thường xuyên, nói chuyện với bác sĩ về chế độ ăn uống, lối sống, kiểm tra huyết áp, cholesterol, nhịp tim, lượng đường trong máu và chỉ số khối cơ thể.
Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau đại dịch Covid-9, chúng ta sẽ phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm là sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra, còn có chấn thương do tai nạn thương tích.
Ngày Tim mạch Thế giới năm 2024: Dùng trái tim để hành động
Bệnh tim mạch là kẻ giết người số một thế giới, gây ra hơn 20,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu. Trong số những trường hợp tử vong vì bệnh tim mạch có 85% trường hợp là do bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não (ví dụ như đột quỵ) và hầu hết ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Thói quen ăn sáng tốt nhất cho tim mạch
Bạn chỉ cần thêm 1 quả trứng vào bữa sáng sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Cách kiểm soát bệnh tim mạch mùa lạnh
Nhiều nghiên cứu đã kết luận thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ cơn đau tim. Đặc biệt là khi lao động ngoài trời trong mùa đông giá rét càng làm tăng nguy cơ phát triển cơn đau tim cấp tính.
Người có bệnh về tim mạch có thể gặp nhiều biến chứng nếu mắc Covid-19
Covid-19 là một căn bệnh mới với nhiều biểu hiện phức tạp mà các nhà khoa học chưa biết đến.
Hướng dẫn người bị bệnh tim mạch "phòng vệ trái tim" trước COVID-19
COVID-19 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp mà còn gây rối loạn chức năng tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị tổn thương tim mạch nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những dấu hiệu cảnh báo tim hoạt động không bình thường
Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh tim, mà còn là dấu hiệu rất phổ biến cảnh báo căn bệnh này.
Giải pháp phòng và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tăng huyết áp
Theo thống kê, tại Châu Á, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp, đây cũng là tác nhân chính dẫn tới các bệnh lý về tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
8 dấu hiệu thầm lặng cho thấy tim có tiếng thổi
Trên thực tế, bạn ống nghe là cách duy nhất phát hiện ra những âm thanh phát ra từ tim do dòng chảy rối loạn hoặc bất thường dòng chảy của máu trong hoặc xung quanh tim.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh