Cách giữ cơ thể khỏe mạnh ở người nhiễm HIV
Tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý
Thể dục giúp đầu óc thoải mái và làm cho cơ thể khỏe mạnh; giúp ngon miệng, tăng thêm sức lực và giảm căng thẳng.
Cố gắng tập thể dục thường xuyên nếu có thể và làm những việc mà mình thích. Nên nhớ rằng các công việc hằng ngày như đi bộ, xách nước, làm ruộng và làm việc vặt trong nhà cũng là một loại tập thể dục và còn làm cho tinh thần thêm thư thái.
Nghỉ ngơi và giải trí cũng quan trọng như tập thể dục. Nếu cơ thể đã mệt thì khó có thể làm việc tốt được. Cố gắng ngủ 8 giờ mỗi đêm.Nghỉ ngơi bất cứ khi nào thấy mệt. Dành thời gian để giải trí như nghe nhạc, xem vô tuyến, ngồi thiền và tập dưỡng sinh.
Cố gắng dành nhiều thời gian có thể để ăn uống và giao du với gia đình và bạn bè. Duy trì những sinh hoạt hằng ngày trong gia đình và tham gia các hoạt động xã hội.
Ngồi thiền giúp thư thái tinh thần.
Cố gắng làm việc
Có việc làm và làm việc được càng lâu càng tốt. Làm việc giúp có thu nhập và trở nên nhanh nhẹn, được gặp gỡ và giao du với bạn bè, đồng nghiệp tại nơi làm việc. Ở bên họ và làm việc cùng họ giúp quên đi những lo lắng của mình.
Nếu bắt đầu cảm thấy mệt mỏi tại nơi làm việc, cố gắng làm việc ít hơn nếu có thể hoặc tìm một công việc khác nhẹ nhàng hơn. Có thể đề nghị cơ quan giảm giờ làm hoặc chuyển sang những vị trí khác phù hợp hơn mà đang còn trống.
Duy trì chuyện chăn gối
Người nhiễm HIV/AIDS có thể vẫn còn hứng thú với chuyện chăn gối. Do vậy cần nhớ rằng, luôn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng, hậu môn. Dùng bao cao su thường xuyên và đúng cách vẫn là quan trọng. Bao cao su sẽ bảo vệ cả hai người khỏi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục mới hoặc nhiễm thêm HIV.
Có những cách giúp có được cảm giác thích thú mà không cần giao hợp đó là: xoa bóp, vuốt ve nhẹ nhàng để kích thích khoái cảm, hôn hít, ôm ấp, âu yếm và nói những lời yêu thương...
Chăm sóc tinh thần
Người nhiễm HIV thường phải chịu nhiều đau khổ, nó ảnh hưởng đến tâm trí, thể xác và tâm hồn của người bệnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người nhiễm HIV/AIDS mà còn ảnh hưởng đến tất cả những người gần gũi xung quanh. Nếu bị nhiễm HIV/AIDS hoặc đang chăm sóc một người nhiễm HIV, có nhiều việc có thể làm để nuôi dưỡng tâm hồn như: dành thời gian đến những nơi thanh bình và yên ả như các vùng ngoại ô, chùa chiền... Sự hỗ trợ tôn giáo có thể giúp làm tăng cường tín ngưỡng và chấp nhận mình và những người khác; tham gia các buổi tế, lễ mà nó có thể mang đến cho bạn cảm giác thoải mái, dễ chịu như hát thánh ca, cầu nguyện, thắp hương và nến, làm đồ lễ, ngồi thiền hoặc được nhận những lời chúc phúc; dành thời gian cho những người yêu thương, thể hiện sự gần gũi và yêu mến họ, ngay cả khi trước đây chưa bao giờ làm điều này; chia sẻ những kỷ niệm đẹp trong cuộc đời; trao đổi về những băn khoăn và bày tỏ hy họng về tương lai...
Chăm sóc tâm hồn rất quan trọng, điều này có thể giúp xua đi những cảm xúc tồi tệ và sống một cách tích cực; chấp nhận, coi trọng và yêu bản thân; hy vọng vào bản thân và gia đình; hàn gắn các mối quan hệ với những người có thể đã có mâu thuẫn trong quá khứ.
Giữ gìn vệ sinh tốt
Người nhiễm HIV/AIDS rất dễ bị nhiễm trùng. Nếu đang chăm sóc cho người nhiễm hoặc là người nhiễm HIV/AIDS, bạn cần phải giữ cho chính mình, môi trường xung quanh và các vật dụng trong nhà càng sạch càng tốt. Sau đây là những việc cần làm:
Giữ gìn bản thân luôn sạch sẽ: Tắm hàng ngày để giữ cho da sạch sẽ; cắt ngắn và giữ sạch móng tay, móng chân; đánh răng sau ăn và trước khi đi ngủ; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch (trước và sau khi chăm sóc người ốm; sau khi đi vệ sinh và thay quần áo bẩn; sau khi thay các tấm trải giường và vỏ gối; trước khi nấu, khi ăn hoặc cho người khác ăn; sau khi dọn dẹp bếp, lau phong và nhà vệ sinh).
Giữ cho các vật dụng trong nhà luôn sạch sẽ: rửa bát, đĩa, nồi niêu, đũa và cốc chén bằng nước sạch, nước rửa chén; rửa lưỡi dao cạo, dao, kéo, bàn chải đánh răng và bất cứ vật gì tiếp xúc với nước bọt hoặc máu bằng nước xà phòng hoặc nước sát trùng; giữ quần áo, ga trải giường, khăn tắm, gối, chăn màn luôn sạch sẽ. Phơi khô các đồ ướt dưới ánh nắng mặt trời. Điều này giúp những người ốm thấy thoải mái và tránh được các bệnh về da, ngứa và các bệnh nhiễm trùng.
Giữ nhà và khu vực quanh nhà sạch sẽ: không nuôi, nhốt động vật (chó, mèo, chim...) ở trong nhà; quét nhà hằng ngày và thường xuyên lau chùi bếp, phòng ngủ, nhà tắm và nhà vệ sinh...
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
- Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)